Sản phẩm "phễu" - Tuyệt chiêu trong chiến lược kinh doanh
- Người viết: Hà Thương lúc
- Tin tức
Năm 2014, trong ngành bán lẻ sách trực tuyến đã xảy ra một trận siêu đại chiến giữa hai ông lớn trong ngành: Tiki và Vinabook. Hai bên liên tục tung ra các chương trình giảm giá, phá sâu giá bán lẻ đến mức dưới giá nhập. Cuối cùng, Tiki đã thành công, chiếm trọn thị trường bán sách trực tuyến ngày nay.
Điều tương tự cũng đang xảy ra trong thị trường gọi xe công nghệ và đặt thức ăn trực tuyến. Người chơi lớn nhất trong thị trường này là Grab, và rất rất nhiều công ty khởi nghiệp muốn đánh hạ Grab nhưng không thể. Sau 4 năm, Uber chán ngán với việc đua giá với Grab và bán lại toàn bộ mảng kinh doanh tại thị trường Đông Nam Á cho Grab.
Bài viết mình áp dụng lối tư duy ngược để tìm ra cho mình những bài học riêng. Không có gì là đúng hay sai nên chúng ta cùng thảo luận nhé.
1, ĐỪNG BAO GIỜ LẤY SẢN PHẨM "CHÍNH" CỦA MÌNH RA ĐỂ CẠNH TRANH VỚI SẢN PHẨM "PHỄU" CỦA THẰNG KHÁC
Như anh em đã thấy, Vinabook là trang bán sách, và lợi nhuận của họ chủ yếu đến từ việc bán sách. Bán lẻ sách là mảng kinh doanh chính của họ sự sống còn của công ty phụ thuộc vào đó, và tất cả hoạt động của công ty cũng xoay quanh đó. Ngược lại, mục đích của Tiki vốn không chỉ là thị trường sách. Như ngày nay ta đã biết, họ muốn trở thành sàn thương mại điện tử. Do đó, bán lẻ sách chỉ là mảng kinh doanh phụ của Tiki; họ bán sách không phải để kiếm lợi nhuận, mà đó chỉ là một phương tiện để đạt mục đích khác, để bổ trợ cho mảng kinh doanh chính của mình.
Grab cũng vậy. Thực ra họ có tham vọng trở thành một công ty tài chính. Riêng tại Việt Nam, họ nhanh chóng mua lại Moca và tích hợp vào ví GrabPay. Đây là một mảnh đất màu mỡ mà tất cả các công ty, từ tài chính ngân hàng đến thương mại điện tử hay mạng xã hội đều muốn chia phần. Họ không cần lợi nhuận ở mảng gọi xe hay giao thức ăn, họ chỉ cần người dùng. Thua lỗ ở các mảng phụ này về cơ bản không thấm vào đâu so với lợi ích có được từ việc gia tăng người dùng phục vụ cho hoạt động tài chính.
Do đó, nếu bạn cố lấy sản phẩm CHÍNH để cạnh tranh thì bạn sẽ thua ngay lập tức, công ty phá sản.
Vậy anh em phải làm gì, đó chính là hãy tìm ra những sản phẩm phễu, chiến lược hút phễu cho riêng mình để kéo khách hàng về với mình.
Tìm mọi cách để có traffic, chắc chắn anh em sẽ bán được hàng.
Bài học này cũng trả lời được phần nào cho câu hỏi ae đặt ra cho mình trong topic khó khăn bán hàng trên sàn là PHÁ GIÁ, đối thủ cạnh tranh,... Anh em biết phải làm gì rồi chứ
2, LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG ĐẦU TƯ HAY NÓI CÁCH KHÁC, LỰA CHỌN SẢN PHẨM PHỄU
Nếu bạn lựa chọn 1 sản phẩm ít người quan tâm thì dù có rẻ tới đâu đi nữa, bán lỗ thì bạn cũng khó mà phát triển mạnh được, sẽ chẳng có điều gì xảy ra với doanh nghiệp của bạn.
Nhưng nếu bạn lựa chọn 1 sản phẩm mà hàng vạn người quan tâm thì ắt hẳn tỉ lệ thắng bạn sẽ rất cao.
Khi xã hội phát triển, sách là 1 sản phẩm thiết yếu mà bất cứ ai cũng cần.
Việc đi lại, hay ăn uống, ship đồ cũng như vậy, quá nhiều người cần nên thị trường ở đây vô cùng lớn.
Bạn còn nhớ mấy ngày Tết vừa rồi không, mọi người đổ xô nhau đi mua khẩu trang. Và nếu bạn có 1 gian hàng trên sàn TMĐT, kể cả mới lập đi, bạn chỉ cần đăng sản phẩm khẩu trang lên thôi thì chắc chắn 100% sẽ có traffic đổ về gian hàng của bạn, nhiều hay ít thì nó lại phụ thuộc vào sự đầu tư của bạn cho sp đó.
Và khi có KH kéo về gian hàng của bạn mua khẩu trang rồi, liệu bạn có thể điều hướng họ mua các sản phẩm khác trong gian hàng của bạn k? Hoàn toàn có thể chứ.
3, LIÊN TỤC TÌM TREND, NẮM BẮT XU HƯỚNG
Để tìm ra được sản phẩm mà nhiều người quan tâm thì bạn phải liên tục tìm hiểu & nhạy bén với thị trường.
Có rất nhiều cách nhưng đa số, mình thấy đến 80% trend được tạo ra & phát triển ở VN đều đến từ TQ nên mình cũng tập trung vào đó.
Ngoài việc tìm trend tại những website TMĐT lớn của TQ như Taobao, 1688,.. thì 1 trong những cách rất mới mẻ hiện nay & vô cùng hiệu quả đó là tìm trend trên Tiktok Trung Quốc chứ k phải Tiktok Việt nam nha. App ý tên là Douyin. Cách làm anh em cứ lên google thì ra nhiều lắm luôn.
4, CUỐI CÙNG, ĐỪNG ĐỢI MỌI THỨ HOÀN HẢO RỒI MỚI LÀM, LÀM NGAY KHI BẠN CÒN CHƯA SẴN SÀNG
Bây giờ là thời đại 4.0, thời đại mà mọi thứ thay đổi chóng mặt. Mới ngày hôm qua chúng ta còn gặp nhau, tay bắt mặt mừng, ôm nhau nhưng sang ngày hôm nay, bắt tay & ôm nhau là SAI vì nhà nước khuyến cáo rồi. Hạn chế tiếp xúc & rửa tay sát khuẩn thường xuyên.
Câu chuyện khi bạn đăng kí nhãn hiệu. Có 1 điều luôn đúng tại Cục Sở hữu trí tuệ là: "Thằng nào nộp đơn trước, thằng đó có quyền, thằng đó thắng kiện." kể cả đó là ý tưởng của bạn bị người khác ăn cắp. Nên nếu bạn nghĩ ra 1 ý tưởng gì thì đừng bô bô lên mạng, đừng lên group nọ kia hỏi vì ngay tại thời điểm đó, có thể 1 ng nào khác thấy được & đi dki ngay.
Không một ai biết bao giờ hết dịch, chỉ biết là chúng ta phải làm luôn hôm nay, ngay bây giờ. Đừng chờ đợi bất cứ điều gì mà hãy chủ động đi tìm. Một khi cơ hội trôi đi thì sẽ k thể lấy lại đk, nếu không sẽ nuối tiếc đó.
Anh em nào mà đang bán hàng trên sàn áp dụng cách tư duy này sẽ ngay lập tức đạt được những thành công nhất định đó, vì mình cũng đang áp dụng như vậy.
Cảm ơn bài chia sẻ và những kinh nghiệm khởi nghiệp quý giá của anh Văn Chính dành cho cộng đồng.
Và Nếu bạn đang quan tâm tới các kiến thức hay tìm kiếm bộ sách phù hợp với:
Các bạn chịu trách nhiệm tăng trưởng cho SMB vừa qua được giai đoạn “sống sót", cần tìm thêm cảm hứng và ý tưởng để vươn xa.
Các bạn đang kinh doanh truyền thống, mong muốn lên môi trường số để tăng trưởng bằng TMĐT, kinh doanh online.
Các bạn digital marketers cần tìm các ý tưởng và nguồn cảm hứng mới, thay vì quá tập trung vào ads như hiện nay.
Các bạn đang nóng lòng khởi nghiệp, cần tìm những ví dụ cụ thể để bắt tay vào làm.
Hãy tìm và đọc thử bộ sách Tăng trưởng thực chiến - Lê Anh Tuấn nhé. Ngoài những kiến thực thực chiến với đầy đủ số liệu, bộ sách còn có các slide, các bài viết hay, video khóa học & webinar đi kèm ở QR Code tại phần phụ lục.
Bộ sách Tăng trưởng thực chiến: https://a1grow.com/products/pre-order-bo-sach-tang-truong-thuc-chien