Recap Webinar: “Thiết kế và xây dựng sản phẩm cho startup công nghệ”

Mở đầu chương trình là phần chia sẻ của anh Minh về nội dung “Tư duy đúng về thiết kế sản phẩm công nghệ”

Cái nhìn tổng quan về design thinking

Tư duy thiết kế được áp dụng trong trường hợp nào?

Được chia là 2 tiêu chí

Thứ nhất là rõ ràng, 

Thứ hai là nhìn từ góc độ giải pháp, chúng ta có thể đã có các giải pháp, kết quả từ trước, có thể chỉ cần lặp lại đáp án đó. Nếu những giải pháp chưa có cách giải thì chúng ta phải đi tìm.

Ảnh có chứa văn bản, khác nhau

Mô tả được tạo tự động

Ví dụ về 1 bài toán trong trường hợp complicated problems:

Sản xuất tên lửa

Đối với 1 đất nước chưa từng sản xuất tên lửa như chúng ta thì sẽ rất khó

Còn đối với Mỹ hoặc Nga họ đã từng sản xuất tên lửa trong quá khứ rồi, tuy công nghệ sản xuất phức tạp nhưng để sản xuất thì nó chỉ đơn giản là 1 bài toán khó, nó đòi hỏi về công nghệ luyện kim, thiết bị điện tử,... khi chúng ta đã biết được nguyên lý của nó thì chúng ta có thể sản xuất tên lửa hàng loạt

Quay lại với trường hợp Complex problems:

Đối với Space X, họ có một đề bài là làm thế nào để sau khi phóng tên lửa lên có thể thu về để tái sử dụng được để tiết kiệm ngân sách

Mặc dù đề bài tương đối rõ ràng nhưng giải pháp lại rất mơ hồ, nhưng giả sử chúng ta lên một level cao hơn đó là đưa người lên sao hỏa thì chúng ta sẽ phải xếp vào trường hợp wicked problems, đòi hỏi người thiết kế giải pháp phải tự đi tìm hiểu.

Từ đó rút ra được là TƯ DUY THIẾT KẾ ĐƯỢC DÙNG KHI CHÚNG TA PHẢI ĐƯA RA NHỮNG GIẢI PHÁP MỚI CHO NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÔI KHI KHÔNG ĐƯỢC RÕ RÀNG

 

Quy trình 5 bước

  1. Thấu hiểu: tìm hiểu khách hàng, thu thập thông tin
  2. Xác định: xác định vấn đề cụ thể cần giải quyết
  3. Sáng tạo: lên ý tưởng
  4. Nguyên mẫu: xây dựng phiên bản thử nghiệm 
  5. Thử nghiệm: thử nghiệm ý tưởng

Một trong những nguyên tắc trong design thinking là bạn có thể quay lại bất cứ bước nào nếu có vấn đề

Ví dụ bước thứ 3 - Sáng tạo: chúng ta có thể dùng kỹ thuật Brain Storming

Phương pháp radical map

  1. Viết ra các thách thức - Vấn đề ở góc dưới bên trái
  2. Viết ra các bản chất của thách thức bên phải
  3. Viết vào vòng tròn trung tâm các giải pháp truyền thống của ngành
  4. Viết vào vòng tròn thứ 2 các giải pháp ở các ngành tương tự
  5. Viết vào vòng tròn thứ 3 các giải pháp ở tất cả các lĩnh vực

Biểu đồ ưu tiên

Gồm 2 trục

Trục dọc: mô tả mức độ quan trọng, mức độ tiềm năng của ý tưởng

Trục ngang: mô tả mức độ phức tạp, nguồn lực cần thiết để xây dựng lên giải pháp

Dựa trên 2 tiêu chí này, có 4 nhóm vấn đề/ giải pháp được tạo ra

  1. No- brainer: Tác động lớn, khả thi cao
  2. Big - bet: Tác động lớn, độ khó cao
  3. Utilities: Tác động nhỏ, dễ làm
  4. Unwise: Tác động nhỏ, độ khó cao

Phần thứ 2 với chia sẻ của anh Phúc về Thiết kế lấy người dùng làm trọng tâm

 

Đây là mô hình tháp mô tả cấu trúc tầng nổi UCD theo chiều từ thấp đến cao. Trọng tâm phát triển sản phẩm bắt nguồn từ User

Vậy làm sao để hiểu được người dùng

Tổng hợp từ 3 nguồn thông tin sau:

User persona ( người dùng là ai): cần mô tả được đặc tính của người dùng, ở độ tuổi nào, khu vực địa lý, kiến thức sử dụng sản phẩm công nghệ thế nào

User empathy ( người dùng nghĩ gì và cảm thấy gì): cảm nhận cảm xúc và suy nghĩ của người dùng khi họ dùng sản phẩm của mình

User behavior data ( người dùng hành động ra sao): chúng ta phải nhận biết được giữa thứ người dùng nghĩ, cảm thấy và hành vi thực tế của họ trên sản phẩm của chúng ta

Rút ra được thông điệp: Sản phẩm của chúng ta làm ra thì sẽ có nhiều đối tượng khách hàng khác nhau trong những hoàn cảnh sử dụng khác nhau, điều quan trọng của việc làm sản phẩm là trả lời cho câu hỏi : chúng ta đang tạo ra sản phẩm phục vụ ai là chính, người sử dụng sản phẩm hay người mua hàng…

Khi triển khai các bước cụ thể để làm sản phẩm cần 4 bước quan trọng trên

Đầu tiên hiểu được ngữ cảnh sử dụng sản phẩm của người dùng từ đó chỉ ra những yêu cầu khi họ sử dụng các tính năng sản phẩm của mình. Sau đó thiết kế giải pháp và đánh giá từng mức độ hiệu quả của người dùng so với mục tiêu ban đầu đã đề ra

Anh Phúc nhấn mạnh 4 Key takeaways như sau:

  1. UCD là quá trình chuyển đổi từ việc thấu cảm người dùng thành những yêu cầu phát triển sản phẩm chi tiết
  2. Không phỏng đoán, không quan điểm cá nhân
  3. Tập hợp tất cả thành viên team vào quy trình thiết kế sản phẩm
  4. UCD yêu cầu sự thay đổi tập trung - từ mục tiêu Business sang nhu cầu người dùng. Trong thực tế, quản lý sản phẩm luôn cần cân bằng được các mục tiêu kinh doanh và mục tiêu người dùng đồng thời

Phần thứ 3 của chương trình là anh Bùi Hải Long chia sẻ về nội dung “Đo lường và tối ưu sản phẩm công nghệ”

Các bước cơ bản để đo lường sản phẩm

  1. Lựa chọn các KPI
  2. Xác định top 20 metrics
  3. Lên mô hình và đặt ra các mục tiêu ngắn hạn

Một số Framework để quản trị được sức khỏe của sản phẩm

Dưới đây là mô hình AARRR chia luồng từ khách hàng từ khi vào đến khi ở lại gồm 5 bước ( có xu hướng giảm dần)

  1. Acquisition: làm thế nào để kiếm được khách hàng và khách hàng sử dụng sản phẩm của mình
  2. Activation: làm thế nào để giúp KH biết đến sản phẩm và sử dụng đầu tiên
  3. Revenue - 4. Retention - 5. Referal

Cuối cùng là phần chia sẻ của anh Bùi Hải Nam về nội dung “Các mô hình kiếm tiền từ sản phẩm công nghệ”

4 loại mô hình doanh thu từ sản phẩm công nghệ

  • Bán trực tiếp sản phẩm phần mềm
  • Đối tác bán chéo
  • Đối tác phân phối
  • Tích hợp hệ sinh thái

Anh Nam chia sẻ một số use case 

8 mô hình bán phần mềm

1. Software Lisence ( Window 10, Office 2019)

  • Hợp đồng dài hạn cố định
  • Thu phí 1 lần

Ưu điểm 

  • Dòng tiền tốt, ổn định
  • Chi phí vận hành thấp

Nhược điểm

Sale cycle lâu, chi phí bán hàng cao

2. Subscription ( Netflix, Mail Chimp)

  • Hợp đồng dài hạn, linh hoạt
  • Tính và thu phí hàng tháng

Ưu điểm

Scale cycle nhanh, chi phí hút khách thấp

Nhược điểm

Chi phí vận hành cao, khó giữ chân khách

3. Freemium ( Dropbox, SoBanHang)

  • Miễn phí sử dụng
  • Tính phí khi vượt ngưỡng

Ưu điểm

  • Chi phí hút khách thấp
  • Tăng quy mô nhanh

Nhược điểm

  • Tỷ lệ trả phí thấp
  • Doanh thu/ khách thấp

4. Open Source ( Bitrix24, NextERRP)

  • Miễn phí mã nguồn
  • Phí triển khai hoặc Cloud

Ưu điểm

  • Dễ bán hàng, Marketing
  • Tỉ lệ trung thành cao

Nhược điểm

  • Chi phí đầu tư sản phẩm cao
  • Phát triển cộng đồng khó

Giả sử mọi người đã xây được phần mềm của mình và đã có tập khách hàng sử dụng thường xuyên, thì các bạn có thể cân nhắc thu phí phần mềm hoặc phí kiếm tiền.

Khi đó bạn có thể hỗ trợ các đối tác khác cũng muốn tiếp cận tệp khách hàng của bạn

Trong đó có 2 mô hình bán chéo cho đối tác

1. Mô hình Leadgen

  • Doanh thu trên lead thành công
  • Chi phí mỗi lead thường thấp

2. Affiliate

  • % trên giá trị đơn hàng
  • Doanh số thấp

Đến bước phân phối, thay đối tác bán sản phẩm cho khách hàng

Chúng ta sẽ có 3 mô hình

1. Repackage

  • Mua sỉ từ đối tác, bán lẻ với giá cao
  • Doanh thu từ lợi nhuận biên

2. Marketplace

  • Tích hợp nhiều đối tác cung cấp dịch vụ
  • Tính doanh thu trên mỗi đơn hàng

3. Revenue Sharing

  • Bán hàng trực tiếp cho đối tác
  • Chia sẻ theo % doanh thu

Mô hình tích hợp vào hệ sinh thái ( Bán hàng vào hệ sinh thái của đối tác)

1. Tích hợp dịch vụ

  • White label cho đối tác
  • Thu phí và chia sẻ lợi nhuận

 2. Sát nhập

  • Sát nhập vào trong hệ sinh thái
  • Chia sẻ doanh thu và exit

 

Cuối cùng là phần Q&A

… Mọi người có thể liên hệ Nguyễn Thị Thanh Thảo để lấy record và slide 

Tags: recap
← Bài trước Bài sau →