Quản trị tồn kho và Bán lẻ thời trang - bài học từ Mieu fashion

Bán lẻ thời trang là một ngành kinh doanh hấp dẫn trong khoảng chục năm qua. Rất nhiều bạn trẻ đã nổi lên và xây dựng được những "đế chế nhỏ" như GUMAC, Coolmate, ICON DENIM, Biluxury, Leonardo.... 
Các bạn có thể đọc câu chuyện về những Brand này trong cuốn sáchTừ nông thôn đến triệu đô

Mùa dịch Covid, hầu hết Brand thời trang đều gặp khó vì cửa hàng đóng, sản xuất thu hẹp và giao nhận khó khăn. Nhưng bán trên online vẫn rất tốt, doanh số chỉ giảm một ít. Sau dịch, hàng hóa được lưu thông thì thời trang sẽ là ngành phục hồi mạnh mẽ 

Chia sẻ từ Cao Ánh Tuyết, CEO Mieu fashion, một thương hiệu có chỗ đứng trong thị trường thời trang suốt nhiều năm qua

QUẢN TRỊ TỒN KHO
Quản trị Tồn kho là phần cực kì quan trọng ảnh hưởng tới lợi nhuận trong ngành thời trang.

  • Nhanh.vn: khá phù hợp để quản trị tồn kho, xuất nhập kho, bán hàng….Ví dụ 1 sản phẩm được cấu thành bởi: nguyên liệu, phụ kiện...thì Nhanh có nhiều tính năng sâu để đáp ứng được nhiều nhu cầu

  • Kiotviet: phù hợp để bán hàng hơn là quản lí kho. tuy nhiên cũng không có phần mềm nào đáp ứng 100% nên vẫn phải kết hợp với Google Sheet nhé

  • Nên tích hợp giữa Kho với các kênh bán như Website, Sàn...chứ không nên cập nhật thủ công. Nhanh có hỗ trợ

Tính vòng quay hàng hóa
Điểm hoà vốn: 
Lấy doanh thu, trừ giá vốn hàng bán, chi phí quảng cáo, chi phí nhân viên, chi phí văn phòng điện nước….để biết rằng mỗi tháng cần thu về bao nhiêu tiền. Giả sử cần 100 triệu. Chia cho giá trị đơn hàng trung bình để biết cần bao nhiêu đơn. Giả sử 4000 đơn

Số lượng tồn kho: Suy ngược lại: trong kho nên lưu khoảng 4000 - 12000 hàng (tương ứng với 2- 3 tháng sẽ bán hết). Tuy nhiên trong mùa dịch nên chạy các chương trình để đẩy hàng ra nhanh hơn tránh rủi ro

Mẹo nhỏ: test thị trường để xác định số lượng lưu kho. Chẳng hạn chạy 1 tuần chương trình trên sàn hay trên facebook để bán xem được bao nhiêu đơn. Từ đó suy đoán nhu cầu của Khách hàng ứng với từng sản phẩm, và quyết định lưu kho bao nhiêu đơn

Các chỉ số

Chi phí ads/ Doanh thu: 10% - 20% 

- Vòng quay tồn kho: 2-3 tháng
 

Cao Ánh Tuyết và cuốn sách "Từ nông thôn đến triệu đô"

TÍNH ĐIỂM HÒA VỐN

Lấy doanh thu, trừ giá vốn hàng bán, chi phí quảng cáo, chi phí nhân viên, chi phí văn phòng điện nước….để biết rằng mỗi tháng cần thu về bao nhiêu tiền. Giả sử cần 100 triệu. Chia cho giá trị đơn hàng trung bình để biết cần bao nhiêu đơn. Giả sử 4000 đơn 

Suy ngược lại: trong kho nên lưu khoảng 4000 - 12000 hàng (tương ứng với 2- 3 tháng sẽ bán hết). Tuy nhiên trong mùa dịch nên chạy các chương trình để đẩy hàng ra nhanh hơn tránh rủi ro

Quảng cáo
Sản phẩm là cái quyết định. Nắm được sản phẩm đúng trend thì bán rất chạy. Có những giai đoạn Mieu chỉ chạy 5tr/ tháng mà vẫn ra được doanh số lớn. Trên sàn thì phải mạnh tay hơn vào traffic nội sàn và ngoại sàn
Các bạn xem lại webinar về kinh doanh sàn TMĐT: 
WEBINAR GÂY QUỸ : MARKETING VÀ ĐẨY SỐ TRÊN SÀN TMĐT

hoặc đăng kí webinar sắp tới với anh Trần Lâm - CEO Beecom / Julyhouse: WEBINAR GÂY QUỸ: ECOMMERCE BÌNH THƯỜNG MỚI (THÁCH THỨC & CƠ HỘI)

 

Quản trị tài chính
Tuyết sẽ phân định phí, biến phí cho từng kênh bán để ra được điểm hòa vốn cho từng kênh (sàn, website, instagram). Giai đoạn này cần chuyển đổi từ Định phí thành Biến phí (mô hình CVP). Tức là những gì trước đây mình cố gắng sở hữu (nhân sự, thiết bị…) thì giờ nên đổi thành dạng thuê theo nhu cầu. Chính vì thế dù dịch thì Tuyết vẫn quản lí được dòng tiền rất tốt. 

Ví dụ: 1 tháng 200tr hòa vốn, nhưng nếu tháng đó bán giảm giá thì lượng đơn phải tăng lên, tức là vòng quay hàng tồn kho phải tăng lên.

Mô hình CVP - PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ – SẢN LƯỢNG – LỢI NHUẬN

 

Quản trị sản phẩm
Sản phẩm traffic: 
bán rất rẻ để kéo traffic. Ví dụ một cái đầm ngoài shop là 200k thì có thể bán 100k. Những bên mạnh về sản xuất, có giá vốn hàng hóa thấp thì áp dụng được cách này

Sản phẩm Hero: bán đúng giá (hoặc khuyến mại một chút) để có được doanh thu cao và đảm bảo lợi nhuận

Chi phí sản xuất sản phẩm thời trang không cao nhưng gặp 3 vấn đề

  • Muốn có chi phí thấp thì phải đặt hàng số lượng lớn. Điều này dẫn đến rủi ro khi sản phẩm không hợp mốt sẽ dẫn đến tồn kho lớn

  • Nhu cầu khách hàng thay đổi khá nhanh. Sản phẩm sau 3 tháng có thể không còn được ưa chuộng nữa đành phải đổi mẫu

  • Cạnh tranh giữa các shop rất lớn, một mẫu hot thì tuần sau có thể hàng ngàn người cùng bán và đạp giá

Cho nên việc marketing và xây dựng thương hiệu rất quan trọng. Khi trở thành 1 Brand được ưa thích thì dễ thu hút người mua lại, đó là lúc có lợi nhuận. Thực tế thì Mieu có trên 50% khách mua lại, và mua nhiều lần

Cao Ánh Tuyết thường xuyên chia sẻ cho các anh em kinh doanh trong group Growth mastermind là một cách để cho đi các kinh nghiệm giúp cộng đồng cùng phát triển
 

Các bạn có thể đọc câu chuyện về Tuyết trong cuốn sách “Từ nông thôn đến triệu đô “


 

← Bài trước Bài sau →