Phân biệt Influencer, KOL, KOC và những thứ lan quyên
- Người viết: Tuấn Lê lúc
- Tin tức
Phân biệt Influencer, KOL và những thứ lan quyên
Nguồn: bài viết của Vũ Trung Hiệp - CEO LinkStar Communication dành những ai quan tâm tới chủ đề này
1/ Influencer và Influencer Marketing
1.1. Influencer: Dịch là người ảnh hưởng. Cái tên nói lên tất cả rồi. Không cần định nghĩa thêm nữa.
1.2 Influencer Marketing: Là một hình thức truyền thông sử dụng (những) người có tầm ảnh hưởng (bất kể ở môi trường nào, phạm vi tác động đến đâu, dùng kênh nào…) để truyền đi thông điệp của một chủ thể truyền thông (cá nhân hoặc tổ chức). Bằng sức ảnh hưởng của mình, influencer sẽ giúp thông điệp có khả năng tác động hiệu quả đối với những nhóm công chúng mục tiêu xác định, qua đó giúp chủ thể truyền thông đạt được mục đích. (Định nghĩa nhanh của Bích Hịp, chưa search ở đâu cả)
2/ Phân loại Influencer:
Theo định nghĩa bên trên, Influencer là bao gồm tất cả những người có ảnh hưởng, được phân loại theo các tiêu chí sau:
2.1. Theo loại giá trị/ sức mạnh tạo ra ảnh hưởng (hay theo ngành nghề):
- Chuyên gia (tri thức, khoa học)
- Chính khách (quyền lực/ khả năng tập hợp quần chúng)
- Phóng viên, nhà báo & blogger, vlogger (thông tin)
- Nhà hoạt động xã hội (tiếng nói dân sự)
- Doanh nhân (kinh tế, tài chính)
- Nghệ sĩ (cảm xúc)
- Nhà tu hành/ truyền giáo (tôn giáo, linh) - …
2.2. Theo mức độ nổi tiếng (đo bằng lượng fan, follower, cụ thể hơn là đo bằng mức độ nhận biết):
- Mega Influencer
- Macro Influence
- Mid-Tier
- Micro Influencer
- Nano Influencer
2.3. Theo địa lý:
- Global Influencer
- Local Influencer
2.4. Theo môi trường tác động:
- Offline Influencer
- Online Influencer
(Tôi chưa có thời gian suy nghĩ sâu nên tạm chia vậy. Mọi người đóng góp thêm nhé)
3/ Thế Celebs, KOL là gì? Nằm ở đâu?
3.1. Celebrity (Celebs): Dịch là người nổi tiếng
Tôi cho rằng Celebs là Mega Influencer vì họ luôn có lượng fan khủng. Celebs thì ko chỉ là nghệ sĩ mà có thể là bất kỳ nghề nghiệp gì, miễn họ có lượng fan và follow đủ lớn, được nhận biết dễ dàng ở bất cứ đâu - tương tự như TOM trong brand awareness ý (độ lớn fan bao nhiêu thì chưa có chuẩn quy định chính thức, lại phải bàn tiếp).
3.2. KOL (Key Opinion Leader): Dịch là người dẫn dắt quan điểm/ dư luận
KOL là người có chuyên môn, uy tín cao trong một lĩnh vực nào đó. Họ có thể có lượng fan hùng hậu, đông đảo hoặc không. Nhưng khi họ đưa ra tiếng nói thì đó là tiếng nói tin cậy, có khả năng định hướng, dẫn dắt quan điểm của công chúng. VD: Giáo sư X, vì ko dùng MXH, ko xuất hiện trên show TV nên ko nhiều fan, ko có follow nhưng bằng cách nào đó trong giới khoa học hoặc cả trong xã hội người dân biết được tài năng, cái tâm của GS X thì khi ông nói gì, viết gì họ cũng sẽ tin theo. Vậy KOL đương nhiên là 1 Influencer. Là Mega, Macro hay Micro thì tuỳ thuộc vào lượng fan, follower.
3.3. KOL & Celebs:
KOL cũng có thể là Celebs nếu họ đạt một lượng fan, follower đủ lớn và được biết đến một cách phổ biến như đã nói ở trên. Ngược lại thì không. Celebs cũng có thể là KOL nếu họ có đủ sự uy tín trong nghề nghiệp/ công việc mình làm hoặc vấn đề họ quan tâm theo đuổi. Nhưng Celebs sẽ không phải là KOL nếu đời tư nhiều bê bối, thiếu uy tín trong ngành cũng như xã hội.
3.4. KOL & Chuyên gia:
Chuyên gia chính là KOL trong từng lĩnh vực chuyên môn, từng ngành nghề.
4/ Vẫn còn mấy ông bà nổi tiếng, tổ ngàn like trên MXH nữa. Họ là ai? Phân vào đâu?
Mấy ông bà này sẽ có 2 dạng:
- Là Celebs, KOL sinh hoạt trên môi trường mạng
- Là những người không phải Celebs, KOL nhưng có khả năng viết, làm video, show ảnh cực tốt, khác biệt, nhả content đều đặn nên có lượng like, follow khủng. Thì đến một lúc có thể gọi họ là Online Celebs. Và khi tiếng nói của họ trở nên uy tín, dẫn dắt, điều hướng được một lượng công chúng tin theo, làm theo, thì họ cũng trở thành KOL.
Influencer Marketing không phải bây giờ mới có. Từ xa xưa người ta đã biết cách sử dụng, khai thác giá trị, sức mạnh của Influencer rồi. Đơn cử như là việc đi tán gái. “Muốn yêu cô chị phải chiều thằng em” (để nó nói tốt cho) là câu thành ngữ kinh điển lột tả hết bản chất của chiến thuật này. Hay từ lâu rồi trong kinh doanh người ta đã biết thuê ca sĩ, diễn viên, chính khách… chụp hình quảng cáo, làm đại diện quảng cáo, sử dụng sản phẩm trong phim, tham dự event… Đó là advertising, là product placement nhưng cũng chính là Influencer Marketing.
Influencer Marketing không chỉ là công cụ, là kênh, mà còn là một phương thức tác động đến người tiêu dùng. Hiểu như thế thì ta còn có thể tự tìm thêm được những kiểu Influencer theo cách phân loại của riêng mình, để phục vụ cho các mục tiêu marketing và truyền thông của DN mình. Nhưng, để Influencer thực sự trở thành một kênh, thậm chí là hệ sinh thái kênh truyền thông bùng nổ như lúc này thì phải kể đến dấu mốc khi các MXH nối nhau ra đời, tiếp đó là các sàn TMĐT. Vì giờ đây, Influencer không chỉ còn là Celebs, KOL để chỉ làm công việc truyền thông nữa, họ cùng với đông đảo những Micro, Nano Influencer - là những người tiêu dùng thực sự - đã “tiến hoá” trở thành những KOC (Key Opinion Consumer), tham gia vào đội quân bán hàng đắc lực cho DN. I
Influencer thời 4.0 đương nhiên là phải hoạt động trên môi trường số. Vì thế cách phân biệt KOL và Influencer dựa vào đặc điểm có hay không, nhiều hay ít trong việc tham gia hoạt động online đã lỗi thời và nó tạo nên sự rối rắm. Một cách thực tế nhất, giờ đây khi đứng trước một kế hoạch Influencer Marketing, theo tôi, điều chúng ta cần quan tâm là phân tích, đánh giá xem nên chọn nhóm influencer nào, profile ra sao để phù hợp với định vị, tính cách thương hiệu, dùng họ chỉ để truyền thông hay kiêm cả bán hàng… Còn lại, nếu cần phải phân biệt thì sẽ phân biệt giữa Celebs và KOL, KOL đời thực (có hoạt động trên online) và KOL mạng (chỉ hoạt động online). Vì giữa những Influencer này có những sự khác biệt nhất định.
[Túm cái quần lại, theo quan điểm của tôi thì INFLUENCER là tập mẹ, là khái niệm bao trùm, tất cả các thể loại Celebs, KOL, TL (Though Leader), KOC, Mass Seeder,… vân vân, mây mây - sau này có đẻ thêm ra - đều là tập con của Influencer mà thôi]
Bích Hiệp - LinkStar Communication
Sức mạnh của KOC!
Case study của chính A1demy:
"Sau bài viết giới thiệu khoá học này https://a1grow.com/products/khoa-hoc-xay-dung-groups-kinh-doanh của Mai Xuân Đạt thì có vài trăm đăng kí, cả ngày nay 4 bạn sale bên mình ngồi check thông tin đăng kí tới đêm chưa xong! Hoàn toàn tự nhiên, Đạt đăng kí xong thấy hay thì chia sẻ chứ mình ko nhờ vả gì. Và chắc chắn Đạt cũng ko cần Pr cho mình để lấy phí hoa hồng làm gì"
Lí giải kết quả đó như thế nào
- TRUST: Đạt đã xây dựng Uy tín của mình cả 10 năm, từ cách sống, cách chơi, cách chia sẻ và cả những học viên mà Đạt dạy bấy lâu. Hiện giờ Đạt tập trung nhiều cho Việt Nam OKRs (VNOK) nhưng uy tín trong các lĩnh vực về Marketing , khởi nghiệp vẫn rất lớn.
- TÂM : Những bài review luôn có tâm, mà Đạt đi học và hỏi nghiêm túc chứ ko có lớt phớt. Vì thế Đạt nắm bắt đúng tinh thần khoá học và truyền tải trọn vẹn trong vài dòng mà rất lôi cuốn. Như là 1 người anh em thấy cái hay thì đi chia sẻ
- HẤP DẪN: Đạt đã tạo được phong cách đặc biệt trên Facebook rồi, bài viết hay các livestream của Đạt đều có chất riêng. Đặc biệt Đạt làm gì cũng tới tận cùng cho ra bản chất nên độ sâu rất đáng nể. Xem cách đạt xây dựng hệ sinh thái OKR mình thấy choáng ngợp
KOC - TRUST BUILDER - Lớp Người thay đổi THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1. KOC là gì?
- Là người có sức ảnh hưởng, thúc đẩy người dùng là FAN or Follower của họ thực hiện các tương tác, hành động với brand.
KOC khác biệt với KOL ở điểm tạo ra kết quả và hành động cuối cùng (Mua hàng) chứ ko đơn giản là tạo ra sự ủng hộ (advocacy). KOC có thể FAN ít, nhưng độ chính xác, mức độ ảnh hưởng và hiệu quả thì cao hơn nhiều lần. Theo ACCESSTRADE, CVR của KOC cao hơn thông thường 5 - 10 lần (CVR từ 10 - 30%).
2. KOC mạnh ở đâu?
Chuyên sâu về chuyên môn, có mối quan hệ sâu sắc với FAN/FOLLOWER của mình, vì vậy họ có khả năng thúc đẩy cả về brand và doanh số. Nhưng cách họ làm lại rất khách quan, ko phải là chụp 1 bức ảnh với sản phẩm hay nhận làm 1 TVC rồi post lên trang cá nhân của mình. Ngược lại, thậm chí họ phân tích, mổ xẻ, chỉ ra điểm hay, dở của sản phẩm, và chứng minh cho người khách hàng sự tin cậy về sản phẩm = trải nghiệm của chính mình! Vì vậy họ là TRUST BUILDER!
Thật ra mỗi chúng ta đều có thể là 1 KOC. Kỉ nguyên của Social ecommerce sẽ sinh ra vô vàn KOC và những năng lực xây dựng personal brand hay cộng đồng lại càng trở nên quan trọng
Các khoá học của mình có chia sẻ về những điều đó. Đăng kí ở đây: https://a1grow.com/products/combo-khoa-hoc-xay-dung-tam-anh-huong-cho-sep-xay-dung-groups-kinh-doanh
Đọc thêm bài viết về Influencer marketing: https://a1grow.com/blogs/news/influencer-marketing-goc-nhin-thuc-chien-qua-cac-case-study-tu-ec?