O2O Commerce: Tương lai của các ngành kinh doanh liên quan đến Bán lẻ

Covid-19 chỉ là một cú hích cuối đẩy các công ty trong lĩnh vực retail phải nhìn lại mô hình kinh doanh - marketing. O2O COMMERCE là tương lai không thể chối từ để duy trì (sustain) và tăng trưởng (growth): Tăng trưởng hay Gục ngã?

O2O Commerce là gì:

"Mang khách hàng trên kênh online mua hàng từ offline stores và có trải nghiệm xuyên suốt: trước - trong - và sau khi mua".

 

2 cách tiếp cận mô hình O2O Commerce:

Omni-channel Commerce so với Multi-channel Marketing

  • Đa số các business đều muốn omni-channel commerce (bán hàng đa nền tảng). Tuy nhiên, để vận hành thì cần phải có hệ thống để thu thập và phân tích hành vi khách hàng và thanh toán  trên các nền tảng.

  • Tư duy của mô hình là online & offline phải bổ trợ cho nhau để tăng trưởng, chứ không tách biệt hoặc cạnh tranh nhau như là 2 Business Unit (BU) riêng 

 

 

O2O Commerce có thể kết hợp eCommerce để thành mô hình lai: O2O eCommerce. Ở đó, điểm khác biệt là:

  • Ngoài tính bổ trợ O2O, thì kênh online (eCommerce) còn có khả năng hoạt động như một Digital Business độc lập (có Warehouse - Kho, Delivery - Hậu cần và P&L riêng).

  • Chi phí vận hành sẽ cao hơn rất nhiều ở backoffice. Nên cần phải đạt tới quy mô, tần suất đủ lớn để khai thác được công suất dồi dào đó 

  • Tăng trưởng sẽ tốt hơn, khi thỏa mãn và tối ưu được Hành trình khách hàng và Giá trị vòng đời của 2 nhóm khách hàng: 1st time buyers (người mua lần đầu) và Repeat buyers (người mua lặp lại)

 

O2O Commerce là mô hình, không phải là công thức thành công. Chỉ có thể setup và Tăng trưởng thành công khi hội tụ đủ các nền móng sau đây:

1) System Design:

Cần có "kiến trúc sư trưởng" về O2O eCommerce, Digital Performance Marketing ... để thiết kế mô hình hệ thống nền tảng:

  • Ecommerce (web, đặt hàng, thanh toán, tương tác...)

  • Store pickup và giao nhận

  • Warehouse hub (kho bãi)

  • Marketplace (sàn giao dịch)

  • Analytics (phân tích) và Personalization (cá nhân hóa trải nghiệm): sử dụng những công cụ Digital & Social Analytics, Customer Data Platform...

2) Integrated Digital Marketing & Communication:

  • Có chiến lược thích hợp nhất với ngành (Branding kết hợp với Performance)

  • Am hiểu các kênh và thủ thuật tạo Lead trên môi trường digital: Google Shopping, SEO/SEM, Facebook, Communities, Influencers, Social Commerce, Affiliate networks... (mỗi ngành, mỗi phân khúc sẽ có những kênh mang lại leads và đơn hàng khác nhau).

  • Product Promotion programs & Policies giữa eCommerce và Offline stores.

3) Digital Growth Team:

Cần xây dựng Tư duy của người lãnh đạo và đội ngũ vận hành về Digital Growth. Cấu trúc cơ bản gồm có:

  • Creative & Performance Marketers

  • DA (Data Analytics)

  • Product

  • Engineering (marketing tools, techs, data...)

Một retailer thiết kế agile teams như thế này để áp dụng CDP trong growth marketing...

Đọc thêm 

CDP là gì? Giải mã tương lai của Customer Data Platforms trong Business

CDP là gì - phân biệt với DMP hoặc CRM - A1 DigiHub  

Các bạn muốn hiểu rõ hơn về Phân tích số liệu trong Marketing & Ecommerce thì đăng kí Webinar này trên A1grow: https://a1grow.com/products/webinar-setup-bao-cao-cho-cac-doanh-nghiep 

Tác giả: Triều Nguyễn (Chairman - PrimeData)

Liên hệ tác giả: https://www.facebook.com/trieuhn

 

 
 
 
← Bài trước Bài sau →