MỘT SINH VIÊN ĐÃ TRỞ THÀNH E-COMMERCE SELLER NGHÌN ĐƠN NHƯ THẾ NÀO?

Hi mọi người, mình là Vĩnh Khương - một sinh viên năm 3 (sắp 4) đang học chuyên ngành quản trị Marketing. Hiện tại, mình đang làm một Seller (nhà bán hàng) trên eCommerce. Sau 4 tháng, mình đạt được 1 số thành tựu nhất định (tổng đơn hàng 2 sàn của mình vào tháng 7 gần 3xxx đơn cho cả hai sàn - sau hơn 2 tháng build shop). Hôm nay mình viết bài này để sharing một hướng đi mới trong eCommerce mà có lẽ nhiều bạn chưa biết hoặc biết mà chưa biết bắt đầu từ đâu.

HÀNH TRÌNH TRỞ THÀNH MỘT SELLER TRÊN SÀN ECOMMERCE CỦA MÌNH THẾ NÀO?

Mình bén duyên với E-commerce (gọi tắt là Ecom) trong vài trò nhà bán hàng (thực ra là vận hành và quản lý gian hàng cho công ty, hehe) cách đây 7 tháng hơn. Tháng 2/2021, mình apply vào một công ty để trở thành Marketing Intern thì chị Sếp có giao cho mình tìm hiểu và quản lý các kênh bán hàng trên sàn Shopee, Lazada. Từ đó, mình được học hỏi, tiếp cận rất nhiều về Ecom và sau giai đoạn thực tập thì mình apply vào một công ty với vị trí E-commerce Team Leader. Sau 4 tháng, mình đạt được 1 số thành tựu nhất định (tổng đơn hàng 2 sàn của mình vào tháng 7 gần 3xxx đơn cho cả hai sàn - sau hơn 2 tháng build shop).

LÀM SELLER TRÊN ECOMMERCE BẠN SẼ LÀM NHỮNG GÌ?

Làm Seller trên eCommerce cũng giống như quản lý một mô hình kinh doanh nhỏ trên các nền tảng TMĐT, bạn phải vận dụng rất nhiều kiến thức từ Marketing, Finance, SEO,.. Đây là những công việc mình đã và đang làm hằng ngày:

  • Tối ưu gian hàng (bao gồm: sản phẩm, nội dung, tiêu đề, hình ảnh…): để sản phẩm của bạn có thể được ưu tiên hiển thị trên sàn, bạn phải tối ưu sản phẩm hiển thị để phù hợp với các thuật toán hiển thị của sàn và phù hợp với người dùng.

  • Xây dựng Marketing Plan cho gian hàng của mình: Mình cùng team thường sẽ xây dựng kế hoạch Marketing cho gian hàng theo tuần/tháng và các ngày Campaign để có thể get được lượng revenue và traffic nhiều nhất cho gian hàng.

  • Quản lý đơn hàng: Mình cũng sẽ keep track và tối ưu quy trình xử lý đơn hàng cho đến khi đơn hàng tới tay người tiêu dùng. Nào là đóng gói như thế nào thì hợp lý, soạn hàng như thế nào thì tối ưu được thời gian, hay chọn đơn vị vận chuyển nào trong thời gian này sẽ giảm được rủi ro về hủy, hoàn hàng...

  • Quản trị rủi ro về tài chính: Ban đầu mình suy nghĩ khá đơn giản về tài chính, đăng bán bao nhiêu tiền thì thu về bấy nhiêu thôi. Nhưng đến một ngày hàng trăm loại phí nào là phí sàn, phí hậu cần, phí freeship xtra…Ngoài ra thì quản trị rủi ro tài chính còn là quản lý các đơn hàng bị hoàn, đơn hủy - để có thể tính luôn vào các chi phí.

NHỮNG KỸ NĂNG CẦN CÓ KHI BẠN MUỐN TRỞ THÀNH MỘT SELLER:

 

À thế thì kinh nghiệm mình đã đúc kết là như vậy, tiếp theo sẽ là một số kỹ năng cần thiết (theo cá nhân) để bạn có thể tìm hiểu trước khi bắt đầu dấn thân vào ecom là:

  • Communication & Stakeholder Management:

- Việc bán hàng trên sàn, bạn phải làm việc với rất nhiều stakeholder (các bên liên quan). Từ làm việc với KAM của sàn, đơn vị vận chuyển đến bộ phận đóng gói, hay designer mỗi ngày là việc rất bình thường và cần thiết khi bán hàng trên sàn. Và làm thế nào để giao tiếp dễ hiểu, cân đối quyền lợi giữa shop và các bên liên quan là kỹ năng gần như là tiên quyết.

  • Problem-solving:

- Làm thế nào để giải quyết việc khách hàng đã đặt hàng thật sự thì hết hàng, cách giải quyết khi khách hàng đánh giá 1 sao, bên đơn vị vận chuyển làm hư hỏng hàng hóa nhưng blame on shop thì làm sao… Hàng ngày, một seller phải đối mặt với rất nhiều vấn đề phát sinh và phải giải quyết một cách hiệu quả (lợi cả đôi bên) là vô cùng cần thiết.

  • Kỹ năng Marketing liên quan:

Quản trị giá: Việc tính toán các chi phí vận hành, chi phí vốn, chi phí quảng cáo để xác định giá hiển thị trên sàn tránh để công ty có một biên lợi nhuận quá thấp so với mức độ đầu tư hay để giá bán của gian hàng mình so với các đối thủ vẫn cạnh tranh ở mức tương đối là điều không thể tránh khỏi. Thông thường, mình và sếp của mình sẽ họp và xây dựng các mức giá bán tối ưu nhất.

Quản trị khuyến mãi: Nếu đã từng mua sắm trên sàn, bạn sẽ thấy trên các sàn có hằng hà đa số chương trình khuyến mãi (CTKM) từ giảm giá, hoàn xu, freeship...và để tránh tình trạng bị cuốn và tham gia vào các CTKM không hiệu quả, bạn cũng cần có những đánh giá và lựa chọn chỉ nên tham gia các CTKM thật sự hiệu quả để tránh việc ảnh hưởng đến thương hiệu và tài chính cho nhà bán hàng.

  • Nhạy cảm và đọc hiểu số liệu:

Doanh thu = Tỷ lệ chuyển đổi x Giá trị trung bình của đơn hàng x Lượt truy cập

- Công thức vàng của bất kỳ nhà bán hàng Ecom nào cũng phải nằm lòng và thường phải bóc tách chi li mỗi khi phân tích gian hàng. Với việc số liệu bán hàng sẽ được liệt kê ra chi tiết và real time thì một nhà bán hàng cũng cần phải hiểu được "các em bé dữ liệu" này để có các hoạt động và hướng triển khai phù hợp hơn với tình trạng gian hàng và hướng triển khai sắp tới.

ĐIỀU MÌNH HỌC ĐƯỢC SAU 7 THÁNG “ĂN NGỦ" CÙNG ECOMMERCE:

  • Thử nhiều cho đến khi thấy thật sự phù hợp:

- Nếu bán hàng trên sàn, sẽ có rất nhiều case study về các shop doanh thu vài tỷ- chục tỷ trên sàn chia sẻ về các công cụ, cách làm mà shop của các anh/chị áp dụng thành công. Nhưng chắc chắn mỗi ngành hàng, thương hiệu sẽ có tệp khách hàng, sản phẩm và mô hình kinh doanh cũng khác nhau. Vì vậy, mình cứ thấy case nào hay thì áp dụng vào shop của mình và xem xét mức độ hiệu quả cho đến khi thật sự tổng hợp được cách làm hiệu quả dành riêng cho shop mình.

  • Tự học thôi - không ai dạy đủ đâu:

- Các bạn có thể sẽ thấy hiện tại sẽ có rất nhiều khóa học về bán hàng trên Shopee hay Lazada nhưng thật sự thì những khóa học đấy sẽ đủ kiến thức và mindset để vận hành toàn bộ một gian hàng hay không.

- Ngay từ đầu, mình đã chủ động tìm hiểu và học hỏi rất nhiều thông qua các kênh chính thức của sàn như Shopee hay Laz Uni (kiến thức trăm trịu trong đây nè). Ngoài ra, mình tham gia các cộng đồng nhà bán hàng (NBH) để học hỏi nhiều từ các seller đã thành công và áp dụng thử. Theo tư duy của mình, chỗ nào có kiến thức thì mình "lân la" tập sách mà học.

- Hai anh Trần Lâm với Tô Nguyễn Trọng Nhân là hai thầy viết các bài blog về kiến thức e-commerce mà mình học rất nhiều. Với anh Lâm thì mình được học về tư duy sản phẩm, thực chiến - quánh đâu thắng đó. Còn anh Nhân thì mình học được sự bài bản, chuyên nghiệp trong cách xây dựng gian hàng. 

  • Tối ưu khối lượng task:

- Là một nhà bán hàng ecom thì bạn phải quản lý một khối lượng công việc cực kỳ lớn, từ việc quản lý SKUs trên sàn, điều phối đội đóng hàng, giải quyết các phát sinh mà không có sự sắp xếp rõ ràng và hiệu quả thì bạn sẽ bị "chôn vùi" với đống task.

- Thời gian ban đầu, mình cứ loay hoay với các task không có sự ưu tiên hoặc mức độ hiệu quả thấp làm mình bị khủng hoảng thật sự, nhưng rồi dần mình quyết định quản lý công việc một cách khoa học hơn thông qua Trello, Miro… thì mình dần xác định được mức độ ưu tiên và hiệu quả của từng task để quyết định thực hiện như thế nào.

Mọi quyết định của bạn sẽ trả giá bằng tiền hoặc rất nhiều tiền:

- Nếu như bán hàng ở các kênh truyền thống, bạn có thể điều chỉnh giá thường xuyên và ngay lập tức. Còn khi bạn bán hàng trên sàn chỉ cần đăng ký 1 chương trình nào đó thiếu số 0 hoặc cập nhật sai tồn kho thì sẽ khiến cho bạn phải "trả giá" khá đắt. Nhiều lúc dẫn đến việc shop của bạn bị phạt hoặc bồi thường cho khách là vấn đề khá bình thường :)))))

Trên đây là toàn bộ thông tin, kinh nghiệm mà một bạn sinh viên đang bán hàng trên sàn đúc kết được sau một thời gian ăn nằm trên các nền tảng. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay vấn đề thắc mắc đừng ngại comment bên dưới để cùng nhau bàn luận bạn nhé.

Hope you have a nice day.

#tvkecom

Đọc bài viết tiếp theo: Nguyễn Minh Đức - Từ chàng sinh viên đam mê khởi nghiệp đến Founder FuniMart

Tác giả: anh Vĩnh Khương

 

← Bài trước Bài sau →