Làm thế nào để tăng trưởng?
- Người viết: Huyền Phương lúc
- Tin tức
Để tăng trưởng thường dựa vào 3 yếu tố cốt lõi : " Tăng doanh số, giảm chi phí thì lợi nhuận sẽ tăng, rồi mở rộng mô hình kinh doanh"
Nhưng thực tế không chỉ có vậy mà còn rất nhiều thứ để giúp Doanh nghiệp mình có thể tăng trưởng.
--------------
Đọc sách, xem các Doanh nghiệp SMEs mình quen biết chia sẻ về sự " Tăng trưởng của doanh nghiệp", mình nhận ra được rất nhiều thứ.
1. Tăng trưởng đến từ việc chọn thị trường đúng.
- Đây là mấu chốt quan trọng trọng việc tăng trưởng :
- Bạn chọn thị trường ngách, hay thị trường lớn thì cần phải có chiến lược phát triển cho phù hợp.
- Lựa chọn đúng sản phẩm : Sản phẩm là mẫu chốt quan trọng. Cần lựa chọn sản phẩm có giá thành tốt, có nhu cầu thị trường.
- Xác định đúng đối tượng khách hàng : Việc xác định rõ tệp khách hàng mình chủ yếu ở kênh nào giúp tiết kiệm rất nhiều tiền trong việc làm Marketing để tiếp cận. Ví dụ ngành thời trang cho nữ ,chủ yếu ở kênh facebook, sàn TMĐT, Tiktok. Thì sẽ dồn nguồn ngân sách ở các kênh này để ra chuyển đổi.
Case study : Coolmate
Chọn sản phẩm và thị trường tốt : Tập trung vào phân khúc thời trang là Nam, giá thành tương đối tốt dành cho nhóm thu nhập trung bình cũng có thể mua được. Chiến lược Coolmate tập trung vào chất lượng sản phẩm tốt -> Nhưng giá thành vẫn rẻ . Bởi vì Coolmate không mở cửa hàng chỉ bán kênh chính là Online giúp giảm đi nhiều về chi phí nhân sự và vận hành.
Lựa chọn kênh bán : Tập trung bán kênh Website + Facebook
2. Tăng trưởng đến từ quản lý tốt dòng tiền.
- Thường chúng ta quản lý dòng tiền không tốt, nhiều chi phí phát sinh, như cho thuê nhà văn phòng , Marketing, nhân sự làm thâm hụt rất nhiều vào ngân sách. Nếu tối ưu tốt nguồn dòng tiền này thì cũng là một cách để dự án phát triển.
- Ngoài chi phí cố định như điện nước, thuê văn phòng thì khoản này không thể tối ưu thêm. Thường chi phí có thể tối ưu được đó là Marketing và Nhân sự
- Quản lý chi phí Marketing :
- Tối ưu ads từng kênh, lựa chọn 1-2 kênh chính để làm tốt, không cần phải mở rộng nhiều kênh, vì không ai có thể làm tốt các kênh được vừa tốn nguồn lực và lại không hiệu quả.
- Tận dụng các kênh Marketing miễn phí : Kênh Group, kênh profile, zalo cá nhân để tiếp cận khách hàng.
- Mở rộng mối quan hệ Network, đối tác : Tham gia các CLB Doanh nghiệp để bán chéo, giới thiệu sản phẩm cho nhau. Tìm kiếm các đối tác để bán sản phẩm.
- Tối ưu nhân sự :
- Đào tạo ra các bạn Sales chiến bán hàng , đeo bám, chăm sóc khách hàng tốt. Đam mê bán hàng, kiếm tiền. Ở công ty mình có những bạn hàng rất đỉnh, có những bán hàng lại không được tốt. Nên bạn nào không phù hợp , không thích làm sale thì có thay vị trí nhường leads cho những bạn khác để làm hiệu quả và tốt hơn.
- Chăm sóc khách hàng sau mua : Việc chăm sóc khách hàng tốt như tặng quà, khuyến mãi, giữ mối liên hệ với khách hàng -> giúp khách hàng mua lại rất nhiều.
- Nhân sự đa năng : Trước giờ mọi người hay quan niệm rằng nhân sự sale thì cần bán hàng không phải làm Marketing, rồi các bạn Marketing thì không phải bán hàng. Đó dành cho các doanh nghiệp lớn có các bộ phận phòng ban thì được, nhưng doanh nghiệp nhỏ thì chưa có từng phòng ban thì mình có thể cho nhân sự đa năng vừa phải biết làm Marketing vừa biết làm sale để cho các bạn làm việc hiệu quả hơn, và giúp các bạn giỏi hơn.
3. Tăng trưởng đến từ việc xây các giá trị khác biệt
- Đôi lúc tăng trưởng vào việc chia sẻ cho cộng đồng giá trị . Thấy rõ nhất các trong các cộng đồng Cuồng Canva Của Anh Phan Đức Nho ( cộng đồng chia sẻ về Canva sau rồi bán các bản quyền về Canva).
- Tăng trưởng đến từ thương hiệu cá nhân . Nếu chủ doanh nghiệp, có thương hiệu cá nhân tốt, có sức ảnh hưởng trên cộng đồng thì sẽ giúp cho Marketing tiếp cận tới khách hàng hoàn toàn miễn phí, đôi lúc khách hàng mua hàng vì không phải vì sản phẩm mà mua vì sự uy tín, thương hiệu của bạn.
- Tăng trưởng nhờ có các nhân sự giỏi : Tạo mọi cơ hội cho nhân sự phát triển, phát huy hết khả năng của mình, việc có nhân sự giỏi thì sẽ giúp dự án đi tốt hơn và tăng trưởng hơn.
4. Tăng trưởng đến từ thay đổi
- Tăng trưởng có đôi lúc đến từ sự chỉnh chu : Nếu bạn có kế hoạch, mục tiêu rõ ràng, hiểu rõ sản phẩm, hiểu rõ khách hàng, hiểu được giá trị của mình và doanh nghiệp. Để có kế hoạch chỉnh chu trong việc phát triển sẽ giúp dự án sẽ đi đúng hướng hơn và nhanh hơn.
- Tăng trưởng đến sự buông bỏ : Đôi khi chúng ta cũng phải chấp nhận sự buông bỏ, nếu dự án đang làm hoài thấy không hiệu quả, không có doanh số và không có sự hấp thụ của thị trường thì chắc chắn cần phải dẹp bỏ để tập trung làm cái khác, đổi khi chỉ cần những thay đổi đó cũng làm dự án phát triển. Cái này thấy rõ nhất các ông lớn hay làm. Test thị trường không ngon thì dẹp luôn, chấp nhận lỗ chứ còn kéo dài còn lỗ hơn. Bên mình cũng từng dẹp rất nhiều dự án không hiệu quả để tập trung những cái hiệu quả.
- Tăng trưởng đến sự thay đổi nhân sự : Những nhân sự làm lâu năm đều gặp phải sự ì rất lớn, khó phát triển, nhiều vướng bận, không làm hiệu quả và còn phải trả lương cao. Vì làm lâu năm nên nhiều lúc cũng khó nói, khó gây áp lực. Đôi lúc cũng phải chấp nhận hy sinh loại bỏ các bạn không hiệu quả để tuyển thêm các bạn mới vào thay vị trí để có thêm luồng gió mới. Cũng giúp dự án phát triển đỡ gánh nặng trả về nhân sự.
- Kết nối : Chúng ta hay bị một cái là ngại kết nối, kiểu thích chơi mình , ai chơi với ai thì kệ, hoặc thấy tham gia mấy cái này tốn nhiều thời gian và không có giá trị. Đôi lúc cũng phải loại bỏ tư duy này, chịu khó tham gia 1 số các buổi Workshop, hay các sự kiện để học hỏi thêm, mở rộng thêm mối quan hệ, lựa chọn những mối quan hệ Win-Win để chơi. Đôi lúc cũng dùng để phông bạt.
- Mở rộng hệ sinh thái : Để tăng trưởng đôi lúc cần phải mở rộng hệ sinh thái sản phẩm, mô hình kinh doanh để có thêm tệp khách hàng mới, cũng khai thác được tệp khách hàng cũ.
Và còn thay đổi nhiều thứ nữa....
----
Nguồn: Phạm Linh - Co.Founder ATPCare