Làm sản phẩm như thế nào là hiệu quả?
- Người viết: Thành Trung lúc
- Tin tức
Làm tech product vs chuyện đẽo cày giữa đường.
Bài dài và khó đọc vì nhiều từ chuyên môn nhưng rất đáng xem trong ngày đẹp trời, hoa lá khép mình không nở vì cô Vi
Một điều thú vị khi làm product là "LÀM CÁI GÌ TRƯỚC và LÀM CÁI GÌ SAU?" trong một mớ tính năng cần phải thực hiện? Thực tế là cho dù mình đi copy ng ta thì cũng phải ưu tiên copy cái gì trước đúng hơm nè =)) vì là người đi sau, thì nguồn lực hoặc rất nhiều (tiền + người nhưng ít time vì ng ta đi trước), hoặc vừa ít time vừa ít tiền hơn thiên hạ. Ca nào cũng chua và mấu chốt nằm ở Timeline + Trigger growth.
Trong đời làm product của mình, mỗi ngày mình sẽ tìm ra 100 ideas, có 1,000 cái ý tưởng tuyệt vời mà bạn bè và bá tánh yêu thương chia sẻ, kể cả user cũng sẽ chia sẻ cùng bạn, cũng có những ngày như đâm mợ đầu vào tường thấy số ảm đạm không chạy, bất lực. Do vậy cần tìm được một bộ chỉ số đo cho sản phẩm của mình để phát triển. Nếu bạn là thằng run bizinit + làm product như mình thì cũng tương đối may mắn vì bạn đủ số, đủ thông tin để làm. Nhưng nếu chỉ là 1 người đơn thuần thì hơi khó khăn một chút vì chiều lòng Leader và cũng thiếu số. Nhưng mấu chốt nó vẫn nằm ở core model business.
1. Bám vào cái business model
Mình ví dụ: Sản phẩm quản lý dự án nhưng cách ông A và ông B charge tiền khác nhau thì làm product phải ra tính năng có điểm khác để tăng convert.
Vd:
ông A charge theo user free tính năng, thì ông này sẽ ra tính năng tưng bừng free nhưng mà những tính năng đó focus được việc phục vụ cho việc tăng user để đẩy người sử dụng tới giới hạn trả tiền.
Ông B charge theo tính năng và ko giới hạn user để đập ông A, thì ông B phải tìm cách đẩy nhiều user vào trước (lấy user của ông A vì tập user trong 1 market là ko có đẻ ra thêm nhiều đặc biệt là B2B) và siết tính năng nào mà user ko có thì giảm hiệu suất (time + usage) để đẩy user bực mà trả tiền đồng thời giảm độ phủ của ông A. ghê ko =))
Đó là câu chuyện tổng thể trước. Như vậy bạn lead 1 product, bạn phải nắm và hiểu được các chiến lược này để còn biết đường mà binh đồ chơi, và bố trận.
1. Làm sao xử cái list 1 ngàn 8 trăm features đang Q-ing trong danh sách kể các các phát sinh bugs, các thứ user yêu cầu thêm trong quá trình sử dụng.
Quéo quèo queo, mình thề là nếu 1 bạn làm product mà chưa cứng tay và chưa va chạm nhiều về marketing và kinh tế (nói academy cho sang mồm, chứ mình hay gọi là bào tiền) thì sẽ làm theo Alphabet =)) cái nào dc yêu cầu trước làm trước. Hoặc cái nào sếp yêu cầu thì ưu tiên cho vừa lòng sếp, hoặc cái nào user la lối quá thì làm trước. Cũng có nhưng bạn cứng cựa thì tạo ra 1 bộ chỉ số để đánh giá (framework) coi cái nào cần làm ưu tiên. Ví dụ: mình hay xài I.C.E
I = Impact: là khả năng nó có sức ảnh hưởng tới cái trục sản phẩm chính và mô hình kinh doanh của bạn ở point số 1
C = Confidence: nôm na theo mình hay xài là khả năng bạn tự tin bạn có thể thiết kế nó work smooth cho user ko (vì có 1 số thứ muốn làm nhưng mà nó rất mơ hồ và hoang mang, ko hiểu nó sẽ ra sao)
E = Easy: thường thì làm gì bà con cũng hỏi, làm cái này có khó không? Hỏi để biết là mình sẽ hao bao nhiêu lúa, tốn bao nhiêu time, để còn cộng với 2 yếu tố trên mà quyết định. Ví dụ khó quá mà chả impact gì nhiều làm chi tốn time và lúa???
Rồi cộng điểm lại và ra quyết định thoai. Tìm hiểu thêm thì bác ra google.
Ngoài ra bạn phải đo được budget spend cho features đó từ việc dev cho tới việc marketing. VD: cái chức năng đó hay mà nó ngốn của bạn 30 mandate (giả sử 1 mandate của bạn là 10tr) thì nó bay bà nó 300tr + time prepare cho mkt material, marketing budget, chi phí cho nhân sự marketing các kiểu thì phóng đoán nó tầm 500tr đi, như vậy tính năng này ra có attract được 2 value quan trọng là BUSINESS GROWTH hoặc MARKETING GROWTH không? Và so sánh với các tính năng khác trong danh sách coi nên pickup cái nào sẽ có mức IMPACT về Sale, marketing và dev cost tốt hơn? Tại sao cần consider thì bạn thừa hiểu là nó cost bạn 4 yếu tố TIME, NH N SỰ, MONEY và CƠ HỘI. Bạn làm sai thì bạn mất cơ hội attract user, và lượng user như mình nói đã rơi vào tay người khác. Khó để thuyết phục chuyển đổi.
Chia sẻ cái framework này rồi thì nó là cái sườn, tiếp nữa là các chỉ số nhỏ hơn trong mô hình kinh doanh của bạn. Ví dụ bạn đang tập trung vào tệp khách hàng nào? Họ có đang contribute doanh số cho bạn cao ko? bạn có thể tập trung vô để đẩy mức độ Engage của họ tăng lên và viral ra tiếp không?
2. Quy luật 20/80
Cái này thì quen quá rồi, trong product nó cũng vậy, thật ra 10 cái features cho sản phẩm của mình thì user chắc chỉ xài có 2-3 cái chính, những cái còn lại là fill the gap, có thì nó đầy đủ, user vui, ko có chắc cũng chả chết thằng ma nào.
như vậy mình sẽ chia cái danh sách ra là:
20% tính năng gọi là Painkiller: tức là nó giảm đau tức thì cho khách hàng khi sử dụng sp mình cho 1 vấn đề nào mà mình đang aiming để propose value.
80% còn lại là vitamin chức năng: làm đẹp sau khi 20% được giải quyết, gia tăng trải nghiệm, thú vị, abc các kiểu con đà điểu.
Ví dụ thực tế Autotable:
Cái tên có 2 main bullet và 1 hidden bullet
Table: Xu hướng là database spreadsheet:
→ Chuyện 1: lưu trữ dữ liệu cho user cộng tác. và nó là 1 database chứ ko phải 1 cái sheet tính như excel (câu chuyện này dài dòng) ai xài nhiều, vài đau đớn với excel sẽ thấy là:
→ Excel ghi dữ liệu: OK
→ Truy xuất ra làm chuyện khác với 1 ứng dụng khác: 1 trời đau khổ, nó đâu biết cái nào là tên khách hàng, cái nào là số điện thoại cái nào là tiền.... acb...
→ Dữ liệu ko sạch
→ Dữ liệu ko được protect privacy và phân quyền
→ Không múa may cộng tác bằng cách visualize nhanh được: ví dụ bạn sắp sếp kiểu A, ông làm chung bay vô sử thành kiểu B, bạn tạch nguồn =)) chửi bới tại sao phá của tao.
→ Như vậy khi sử dụng excel làm 1 cái nền cho CRM, Sale Order, Quản lý task, thì được đoạn dạo đầu chứ nhiều hơn thì đau thương chồng chất (bạn vẫn xài được nha, giống chạy bộ ra Hà nội thì vẫn chạy được thôi) nhưng nó ko nhanh như đi máy bay hưởng máy lạnh → Mình làm Database Spreadsheet để làm cái máy bay.
Trong mớ đớn đau này còn 1 yếu tố là độ nhiều của số dòng trong sheet, =)) 10 dòng thì có j là đau nhưng x 100 thì thấy đời là bể khổ rồi đó.
Bullet 2: AUTOMATE
- Có những thức cực đơn giản như: Tới ngày hạn XXX, mà số sản phẩm trong kho thấp hơn 10 thì báo ông YYY.
- Phân ông lead cho ông A thì ông B và C ko thấy nữa trong cùng 1 sheet.
- Bóc số vẽ cái biểu đồ báo cáo cho sếp
- Làm 1 cái form nhanh gửi cho thiên hạ điền rồi tự động gửi lại 1 cái mail: cám ơn, hoặc gửi 1 cái file attachment theo bối cảnh.
- Hay cao sang hơn là tích hợp với 1 số ứng dụng khác để đẩy thông tin qua lại như là đã thanh toán rồi, gửi qua đơn vị vận chuyển. Làm trên excel thì phê, thuê người làm phần mềm thì vài chục vài trăm chai. Mệt hok?
- Kết nối với chatbot nhận dữ liệu về... các kiểu.
- Và hằng hà sa số các thứ khác.
→ Mấy cái này mấy ai làm được trên excel? còn mua phần mềm thì mua bao nhiêu cái cho đủ để cứ phải solve các hoạt động phát sinh thêm?
Bullet 3: Privacy và lưu trữ để làm 1 nguồn dữ liệu đáng tin cậy cho user phân tích.
Vậy là 20% tính năng sát thủ sẽ xây trên 3 cái bullet này. Còn có rất nhiều request từ user, hay những ý nghĩ hay ho tính năng từ mình và team nghĩ ra hoặc đi săn bắn hái lượm từ đâu đó, nhưng nó chưa ăn nhậu chung bàn với 3 cái này thì bọn mình đẩy ra backlog hết. Khi 3 cái bullet này đủ sâu thì mới nói tới những câu chuyện khác.
Rồi trong 20% đó, khi có được quyết định làm cái nào rồi thì bạn cũng cần phải chẻ nhỏ tiếp cùng công thức để tính tiếp là trong 1 cái feature mà nó quá lớn thì cần làm cái gì trước cái gì sao, theo cùng một framework như trên + thêm một gợi ý nho nhỏ là phải release nó càng lẹ càng tốt để coi phản hồi từ user, vì tất cả những cái bạn đang tính là "bạn nghĩ" chứ hơm phải "người trả tiền của bạn nghĩ." (nhớ cái 4 cái yếu tố: Time, Nhân Sự, Money & cơ hội nữa)
80% còn lại là những thứ như mình nói, 1 là vitamin, 2 là fill the gap với đối thủ, kiểu bên đó có thì mình cũng nên có để lấp đầy chứ ko phải là chủ đạo.
4. Trong 1 tính năng sẽ có nhiều tệp khách hàng, bạn phải rào nó lại và mài mũi công kích cho nhọn đối với 1 tệp khách hàng cụ thể để tăng tính engage của họ với mình. Vì 1 tính năng nhưng bối cảnh sử dụng và người sử dụng khác nhau cũng có nhiều cái biến thể khác nhau. Cái này thì sâu rồi, có data mới tính được =)) chém cho vui thoai.
Mấy cái ý chính để tránh bị đẽo cày, bài học này mình học hoài mỗi ngày, cũng cực lắm chứ chưa master đâu.
Tạm ngừng ở đây con khóc đòi sữa rồi mà thằng cha cứ chém, chờ ngày hoa lá đung đưa khác mình chém tiếp
Người đẻ chuyện để làm và chief ăn chơi ở Autotable.vn
Tác giả bài viết: Justin Bui Tran
Đọc bài trước ở đây: CSKH tự động bằng Loyalty system - chia sẻ từ CNV Loyalty
#autotable.vn