LẠM PHÁT ẢNH HƯỞNG TỚI KINH DOANH NHƯ THẾ NÀO?
- Người viết: Anh Dao lúc
- Tin tức
Lạm phát, hiện tượng tăng giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định, tác động sâu rộng đến mọi khía cạnh của nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động kinh doanh.
Phương trình rất đơn giản ai cũng có thể hiểu được:
Hàng hoá = Tiền pháp định (VND) + USD + Vàng.
Khi các công ty khó khăn và các hoạt động sản xuất kinh doanh bị dừng hoặc chậm lại.
Hàng hoá bên vế trái giảm xuống nhưng tiền pháp định thì vẫn in + nhiều trong thị trường.
Vàng tăng, triệt tiêu tín dụng, không ai vay sản xuất kinh doanh, khi ít người vay nợ thì dòng tiền không được đi ra khỏi ngân hàng và chạy vào nền kinh tế thúc đẩy giao dịch và buôn bán, các hệ luỵ sẽ kéo theo.
Lãi suất USD tăng, làm cho các khoản nợ mà tổ chức/chính phủ/DN vay bằng USD sẽ phải trả lãi nhiều hơn.
Bằng chứng: FED vẫn chưa giảm lãi suất và neo cao ở mức 5.25% - 5.5% từ 7.2023 đến giờ.
Trong khi giá bán thì không thể tăng, vì người dân thất nghiệp, thắt chặt chi tiêu.
USD/VND tăng, giá NVL trực tiếp trong quá trình sản xuất hàng hoá tăng theo, các nhà nhập khẩu phải tốn nhiều VND hơn để nhập hàng, làm cho giá vốn các hàng hoá sản xuất sẽ tăng, trong khi giá bán không thể tăng hoặc các DN nhìn nhau ... chờ nhau tăng giá.
Dẫn tới phát sinh ra lạm phát.
Lạm phát là hiện trạng mất giá của đồng tiền thể hiện bằng:
– Giá cả hàng hoá tăng và/hoặc
– Khẩu phần bị giảm/ít đi
Đi ăn tô phở bữa 6 miếng thịt bò giờ còn 4 miếng bát 50,000 VND/1 tô chẳng hạn.
Và vì như vậy, DN chỉ còn vài lựa chọn để xử lý lạm phát, như ở phía dưới.
Khởi nghiệp trong giai đoạn lạm phát phải cẩn thận, vì có thể vài bữa nữa những tính toán về giá cả của chúng ta sẽ không còn chính xác.
Đó là lí do tại sao mình nên định vị hoặc cực rẻ (a) hoặc rất cao cấp (b), cứ ở ... giữa giữa ương ương tính thêm thuế má đầy đủ vào cuối cùng ăn mòn hết lợi nhuận (EBITDA).
Nhưng cái loại cạnh tranh cực rẻ (a) thường phải là người có nguồn lực rất lớn/công nghệ tự động hoá hoặc chi phí đầu tư ban đầu (CAPEX) rất lớn mới có giá cả cạnh tranh.
hoặc (b) Khả năng cảm phân khúc cao cấp, vì ở thế giới đó họ không so đo nhau 8 hay 10% VAT, cái họ cần là phong cách sống (Life style) phù hợp với world view (thế giới quan) của họ.
Master phong cách sống quan trọng lắm, chứ cứ định vị giữa giữa ương ương vài bữa có khi không còn giữ được lợi thế cạnh tranh mà sa đà vào cạnh tranh ... giảm giá mà thôi.
Trong Product Journey (Hành trình sản phẩm), người làm ra sản phẩm không chỉ có hiểu biết về sản phẩm mà còn phải hiểu biết về khách hàng và tài chính để ra chiến lược giá và thâm nhập thị trường có lợi cho họ trong dài hạn.
Triết lý cục kẹo: Khi anh quen bán giá thấp rồi, tăng giá, khách hàng sẽ bỏ đi và/hoặc mình phải thay đổi toàn bộ khách hàng hiện hữu đang có.
Tất cả những gì bạn tiêu, làm đều liên quan tới tiền, đã dùng tiền, sẽ liên quan tới tài chính.
Kinh doanh chính là một phần của đầu tư.
Quyết định của bạn sẽ làm Equity (Vốn gốc/vốn chủ sở hữu) của bạn tăng/hoặc giảm/hoặc mất đi.