Kinh doanh là hành trình hoàn thiện năng lực Không-Ngừng-Nghỉ
- Người viết: Huyền Phương lúc
- Tin tức
Bài chia sẻ của anh Trần Thịnh Lâm CEO ATP Holdings, bài viết này chia sẻ về các góc nhìn về kinh doanh rất giá trị cho những ai đã và đang khởi nghiệp.
Mọi người có thể tham gia vào group Tăng Trưởng Thực Chiến để theo dõi nhiều bài viết về chủ đề này hơn nhé.
--
Kinh doanh là hành trình hoàn thiện năng lực Không-Ngừng-Nghỉ
Cafe với đứa em từng làm ATP, sau đó off ra làm kinh doanh mảng thời trang nữ. Hai năm qua kết quả khá ổn, một vài nội dung 2 anh em ngồi trao đổi, hy vọng mọi người đọc xong sẽ đúc kết được gì đó cho riêng mình…
1. Bất cứ ai làm kinh doanh cũng đều có ĐIỂM MÙ kiến thức, đôi khi cũng cần góp ý từ người ngoài, từ những người có kinh nghiệm, biết đâu gỡ được gì đó. Ra ngoài gặp gỡ giao lưu với anh em làm kinh doanh để tìm kiếm những lời khuyên & hướng đi phù hợp, nhưng cần CẨN TRỌNG với các cơ hội hợp tác (thường hợp tác chẳng đến đâu, chỉ tốn nguồn lực và tâm trí)
2. Vẫn là bài toán LAN MAN. Rất dễ sao nhãng với các cơ hội mới, mở rộng lĩnh vực mới mà mình KHÔNG-CÓ-LỢI-THẾ, rất dễ sẽ trả giá. Cần RẤT TẬP TRUNG vào 1 hoạt động chính mình đang làm tốt…
3. Xác định rõ USP của mình khi làm kinh doanh. Lâu lâu ngồi chiêm nghiệm đúc kết lại, biết đâu là ĐIỂM MẠNH của mình để phát huy tiếp? (Thấy vậy chứ một số người không để ý yếu tố này, không ngồi phân tích kỹ để tập trung vào điểm mạnh)
4. Bài toán cạnh tranh VỀ GIÁ trong ngành thời trang. Những người mới kinh doanh, bán biên thấp sẽ không đủ chi phí, sẽ sớm loại khỏi cuộc chơi. Việc của mình là KHÔNG BẬN TÂM, tìm một số KÊNH BÁN, LỢI THẾ BÁN HÀNG khác so với đối thủ. Đặc biệt tối ưu khâu sản phẩm để khách hàng không còn so sánh giá nữa
5. Vừa làm thương mại, vừa làm thương hiệu. Bài toán khó và tốn nhiều chi phí, nguồn lực. Nhưng cần cân nhắc để nền tảng kinh doanh ổn hơn
6. Đặt tên và định vị thương hiệu. Làm ngành thời trang bắt buộc chú ý đến yếu tố này, nếu không sẽ trả giá lớn. (Ví dụ như case gần đây #poloman đổi thành Happyhow chỉ vì cái tên)
7. Không nên quá phụ thuộc vào một nguồn hàng, một kênh bán. Kinh doanh phải tính đến các phương án rủi ro và có sự chuẩn bị tốt cho nó
8. Không cần quá cầu toàn, quá tối ưu mọi thứ. Ví dụ sản xuất 1000 sản phẩm giá 10k, 10.000 sản phẩm giá 9k. Thì cứ ưu tiên chọn phương án không tối ưu, nhưng rủi ro và vốn thấp hơn
9. Kinh doanh hàng hoá ĐẶC BIỆT chú ý đến TÀI CHÍNH, dòng tiền kinh doanh. Quản trị không tốt dễ vỡ-mồm. Cần RÕ-RÀNG từng con số càng tốt, tránh ẢO SỐ
10. Cẩn trọng một số giai đoạn tăng trưởng nóng, mà khiến các quyết định mở rộng không cần thiết. Ví dụ đang bán 100 đơn/ngày, lên 1000 đơn sẽ phải scale nhân sự và nhiều thứ khác, nhưng điều này khó DUY TRÌ sẽ khiến vỡ mồm. Nên những lúc tăng nóng, xem nó là KHOẢNH-KHẮC-THU-NHẬP, ráng bảo vệ thành quả lúc đó và đôi khi chẳng cần scale (tinh gọn là sức mạnh!)
11. Khi kinh doanh sẽ bị “cám dỗ” mở rộng quy mô vốn. Vốn kinh doanh ban đầu là 500 triệu, sau có lời cứ nhập thêm hàng hoá lên 1-2 tỷ. Nhưng mãi chẳng thấy TIỀN-LỜI-ĐÂU?
12. Ráng “ĐI BẰNG 2 CHÂN”, vừa kinh doanh vừa đầu tư. Kinh doanh tạo ra CASH + DÒNG TIỀN, ráng mua tích sản bất động sản (ưu tiên NHÀ Ở, tránh các game x2-3 lần trong thời gian ngắn)
13. Kinh doanh dễ bị sao nhãng, thì khi đầu tư cũng thế. Dễ bị hút vào những cuộc chơi #fomo, tham gia các kênh đầu tư có xu hướng rủi ro và ít hiểu biết, như crypto và chứng khoán. Nên ƯU TIÊN bất động sản đô thị, là kênh giữ tiền an toàn & hiệu quả.
14. Ở Đà Nẵng chi phí sinh hoạt rẻ, áp lực nhà ở nhẹ hơn, nhân lực rẻ và dễ tuyển dụng, tính cách ổn. Có nhiều lợi thế cho việc làm kinh doanh online so với nhiều nơi khác
15. Bài toán nhân sự không dễ, cần trang bị kiến thức/ kỹ năng để làm tốt, tránh các sai lầm không đáng có
16. Lựa chọn đối tác hợp tác rất quan trọng, chọn sai sẽ trả-giá-lớn. Có đôi lúc TỰ LÀM tốt hơn việc loay hoay tìm đối tác, nên cân nhắc.
17. Chi phí người làm kinh doanh luôn lớn hơn những ae làm văn phòng. Ví dụ người làm văn phòng 30 triệu/ tháng sẽ dư nhiều, nhưng khi làm kinh doanh 50-70 triệu/ tháng chưa chắc dư. Cần đẩy lên 200-300 triệu / tháng mới ngon
18. Cuộc sống của người làm kinh doanh cũng nhiều rối ren. Vướng bận nhiều thứ, thời gian làm việc cũng nhiều hơn x1,5-2 lần so với người khác. (Tối cày, cuối tuần vẫn cày). Thời đầu vất vả chút, nhưng khi làm 5-7 năm sẽ có kinh nghiệm và nền tảng để thoát việc dần
19. Luôn luôn RÈN TƯ DUY, học kiến thức mới,… để năng lực RA QUYẾT ĐỊNH chính xác hơn. Đừng xem thường nó…
20. Tính cách người kinh doanh rất quan trọng. Càng chăm chỉ càng tốt, càng khiêm nhường càng tốt. Phông-bạt đôi khi khiến người khác gato & không có lợi cho mình. Tính cách tốt sẽ giúp thu hút nhiều nguồn lực, có nhân sự, có quý nhân giúp,… có nhiều may mắn trong quá trình kinh doanh.
21. Làm kinh doanh thì không sợ mọc ra đối thủ, ko sợ nhân viên/ đối tác sau này off cạnh tranh với mình. Vì thực tế muốn làm tương tự không-hề-dễ, mà nếu có làm được thì cũng nên vui vẻ không nghĩ ngợi gì, “miếng-bánh-lớn” thì mỗi người ăn chút cũng ok mà
22. Đa kênh là tốt, để bớt phụ thuộc vào ads hay một vài kênh nào đó. Nhưng cũng cần tránh sự lan man khi không có nhiều nguồn lực. Chọn làm kênh nào thì QUYẾT TÂM LÀM THẬT TỐT ĐẾN CÙNG.
23. Môi trường kinh doanh ngày càng phân mảnh, chi phí ads ngày càng đắt. Ráng tìm cách để tối ưu có nhiều khách hàng cũ quay lại, và ưu tiên những kênh FREE TRAFFICS. Sẽ bền vững và biên lợi nhuận cao hơn theo thời gian, nhưng sẽ rất cực và kiếm ít tiền giai đoạn đầu, tốc độ scale chậm hơn
24. Đừng tư duy theo lối mòn, đừng BẢO THỦ với suy nghĩ chủ quan của mình. Mở-rộng-não để tiếp thu, lúc đó nhiều cơ hội mới sẽ xuất hiện với mình
25. Tìm cách quản lý thời gian, duy trì các thói quen tốt, sức khoẻ, tinh thần,… những điều này ít được chú ý. Nhưng nó lại rất quan trọng quyết định sự thành-bại trong kinh doanh