Kinh doanh đặc sản - góc nhìn từ Nguyễn Quang Nhựt dacsanmientay.com

Kinh doanh đặc sản - góc nhìn từ Nguyễn Quang Nhựt dacsanmientay.com
Đây là chương trình cafe sáng mỗi ngày của group Growth mastermind: https://a1grow.com/products/cafe-growth-mastermind 

Nhựt nổi danh trong giới Digital / Ecommerce khi là tên tuổi nổi bật về Outdoor Advertising - cty Shojiki. Tuy nhiên trong buổi này, Nhựt sẽ chia sẻ 1 business nhỏ (mà có lãi to) là Kinh doanh đặc sản 

Đọc bài: Hội các nhà khởi nghiệp tuổi Trâu Ất Sửu 'tỷ đô' của giới startup miền Nam: Tuổi Trâu rất hợp với việc startup vì họ rất chăm 'cày cuốc'? (trong này có Nguyễn Quang Nhựt) 

Kết hợp nhiều món hàng 

Đặc thù của Kinh doanh đặc sản là phải bán đa dạng theo mùa vụ. Ví dụ vừa rồi bán Nấm mối không kịp vì mùa chỉ có vài tháng. Sắp tới Trung thu bán bánh pía (hợp với dân miền Nam hơn, để lâu hơn). Bánh kẹo, lạp xưởng, đồ khô...là những món đặc thù của miền Tây, dễ ăn, dễ giao nhận có thể kinh doanh quanh năm.

→ Mùa nào thức nấy
→ Tránh né những mặt hàng mà bà bán trái cây, ông tạp hóa có thể bán. Ví dụ: trái cây, rau..những thứ rất dễ mua và luôn phát sinh hư hao.
→ Tập trung vào những sản phẩm tạo sự nhớ nhung, thèm thuồng 

Mùa lockdown mọi người lại quay lại ăn uống những món cơ bản. Trước đây, món “nhái” bán rất tốt ngày có thể lên đến cả 800kg. Còn mùa này thì các món ăn cơm được (như tôm khô). Kinh doanh mùa dịch rất ý nghĩa: người nông dân ở tỉnh không biết bán đi đâu, còn người Sài Gòn muốn ăn cũng không có món ngon. Vì thế người bán càng phải nỗ lực gấp bội 

Đối tượng khách hàng

Những người đi du lịch miền Tây đã trót mê những món độc đáo nơi này. Đến khi về thành phố, họ vẫn muốn thỉnh thoảng ăn lại những món đấy

Những người con miền Tây muốn gửi tặng bạn bè món ngon quê hương 

Những người thành phố thích thưởng thức các món đặc sản vùng miền (Tây)
Khách không ăn thường xuyên, nhưng mỗi lần mua nhiều và sẵn sàng chi trả. 

Logistics

Có team 3 người chuyên đi lấy hàng: các sản phẩm có tiếng nhất. Ví dụ bánh Tét bà sáu Tròng (Cần Thơ) cứ 3h bắt đầu thức để gói đến 5h xong mang ra chành xe, đến 9h đã có mặt ở Sài Gòn. Ngày nào cũng phải lấy để hàng luôn tươi và ngon nhất. Cố gắng làm sao theo kịp với tốc độ sản xuất vì logistics ở VN rất thủ công, tốn sức

Các hình thức gửi hàng chính

  • Gửi theo các cty vận chuyển 

  • Chành xe gửi lên 

  • Gửi thẳng tới shop

Covid làm cho mọi thứ rất rối: hàng hóa chất chồng, quăng quật khắp nơi và tắc nghẽn nối tiếp. Nhưng giá bán tới người mua không thể tăng nên những ngày này phải làm quần quật. Một bài học nữa là tìm các Chành xe nhỏ, họ ít hàng hơn nên sẽ chăm hàng tốt hơn. Giao toàn quốc mùa này nên dừng.

Quảng cáo

Google ads: search (hiệu quả nhất vì đánh đúng nhu cầu), retargeting (bằng display ads)
Facebook: làm cộng đồng hơn 100k thành viên và 1 loạt cộng đồng nhỏ (20 cái). Đây là nguồn free traffic tốt thời gian đầu: 1 tấm hình vui vui có thể tới 10,000 comment
Outdoor: do có sẵn vị trí rồi nên lâu lâu có thể ké được 

Giao nhận

Mùa này tình trạng hủy đơn trên sàn lên tới 50%. Hàng hoàn để vào kho gần như sẽ hư hỏng. Chính vì vậy phải tập trung vào Sài Gòn, tự xây đội giao nhận (trong nhà 4 người, phần còn lại là Grab / Gojek) Đến hôm qua còn không biết có được giao hay không, gần như hôm nay không ai dám ra đường

Bài học: lì. Tìm nhiều cách để được đi giao. Tìm mọi đường mà làm. Vì khó chồng khó, không biết tới khi nào. Có nhiều chi tiết “cười ra nước mắt” nhưng không tiện chia sẻ
 

Còn thở là còn gỡ. Đã qua mấy mùa Covid, kinh doanh gặp muôn vàn khó khăn nên phải luôn tìm kiếm sản phẩm mới cho hợp thời, phải luôn tìm cách thức vận hành cho hiệu quả. Kinh doanh đặc sản không có lợi nhuận cao và sống nhờ tình cảm của người mua nên sản phẩm + vận hành là 2 yếu tố quan trọng nhất

Khác biệt để cạnh tranh 

Sản phẩm đặc thù: ví dụ giao nửa kg khô đù sẻ 1 nắng thì các sàn TMDT rất khó xử lí, còn người bán trực tiếp thì làm được ngay 

Tốc độ: cần 80 cái bánh pía giao tại sân bay trong 30p nữa → OK 

Độ uy tín: bánh Tét Trà Cuông, bánh pía Tân Huê Viên...đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nên kể cả rẻ họ cũng không mua nhãn khác. Đã là ăn uống thì niềm tin và khẩu vị là quan trọng. Việc bán đặc sản dựa trên những nhãn nổi tiếng như vậy sẽ giải quyết được nút thắt này Các DN khác. Scale up thế nào ? Mở chuỗi, đi vào những chỗ cao cấp như sân bay

Đọc các bài khác cùng chuỗi cafe Growth mastermind: 

https://a1grow.com/blogs/news/chuyen-doi-so-bds-goc-nhin-tu-cdt

https://a1grow.com/blogs/news/chat-voi-haravan 

← Bài trước Bài sau →