Khởi nghiệp Trần Trụi - phần 3: PRODUCT MARKET FIT

Khởi nghiệp Trần Trụi là loạt bài của mình về  Khởi nghiệp, theo cách hiểu của bản thân và đã trả giá bằng nhiều tiền của trong hơn 13 năm từ số 0 lên 7 cty trong các mảng Digital marketing, Ecommerce, Software Tối t3 và tối t6 hàng tuần đều có các buổi đào tạo online trong group Cố vấn Khởi nghiệp - A1demy, các bạn đăng kí tại đây nhé: https://a1grow.com/products/co-van-khoi-nghiep-group 

PRODUCT MARKET FIT

Nút thắt giữa việc startup mà sống lờ vờ hay bùng nổ nằm ở chỗ này. Nếu bạn tìm được 1 Sản phẩm (hay Dịch vụ) mà Khách hàng chấp nhận Mua + Sử dụng + Quay lại môt cách đều đặn + tự nhiên thì đó là lúc có thể mơ xa 
 

 
Hiểu cụ thể hơn nhé

1. Sản phẩm

Đa số Startup sẽ nghĩ phải có Sản phẩm ngon thì hãy bán. Không sai, nhưng để cho Ngon thì sẽ tốn rất nhiều tiền của và thời gian (cả may mắn nữa). Nếu bạn tôn thờ Sản phẩm và có đủ lực để làm thì Tuyệt vời. Nhưng 80% sẽ ko có đủ điều kiện như thế. Do vậy, Giai đoạn đầu tiên hãy làm ra 1 Sản phẩm được KH mục tiêu chấp nhận và sử dụng thử, từ đó lắng nghe feedback để cải thiện 
Ví dụ: momo là startup tỉ đô, nhưng ngày đầu tiên họ chỉ là 1 app đơn giản cài sẵn trên sim Vinaphone, có vài bank liên kết và hầu như chỉ làm được vài việc đơn giản như chuyển tiền, mua thẻ cào...rõ ràng đó là 1 Sản phẩm ít giá trị. Nhưng vẫn có người sử dụng, quay lại và feedback để họ hiểu phải làm tiếp thế nào và đầu tư vào đâu. Sau 10 năm họ lên tỉ đô. Đọc về hành trình đi lên của Momo : Sếp MoMo kể chuyện 10 năm làm ví điện tử: Giấc mơ từ quán nước mía, 2 lần ‘chết’, mất nhiều anh em chủ chốt vì đời không như mơ!  
 
MoMo của 10 năm trước có dung lượng 20 Kb, tích hợp trên SIM 128K – MaxSIM của Vinaphone. Ứng dụng này theo mô hình Mobile Money, học hỏi từ hình mẫu thanh toán rất thành công là M-Pesa của Kenya, khi smartphone chưa phổ biến. Các chức năng chính của MoMo thuở sơ khai là Chuyển tiền qua di động, Thanh toán qua di động, Ngân hàng di động, và Nạp tiền cho điện thoại di động
Ví dụ dễ hiểu hơn: Khi A1demy tổ chức cafe talk mỗi sáng t7 thì gây rất nhiều thắc mắc. Đi tốn tiền. Không ai thuyết trình mà đa phần sẽ là chia sẻ tự do. Nhiều bạn nói sao chán vậy, không học được gì. Nhiều bạn nói hay quá, học được quá trời và kết nối được nhiều ace giỏi. Vậy tức là sản phẩm còn khuyết điểm nhưng vẫn có người sẵn sàng trả tiền và qua từng tuần vẫn có người đi, cũng không ai bóc phốt. Từ nhận định đó, giờ cafe talk tổ chức mỗi ngày, và rất đông. Ai chán thì không đi nhưng ai hiểu giá trị thì lại đi đều đặn 
 

Khi A1demy tổ chức cafe hàng tuần tại Đà Nẵng, các DN hưởng ứng nhiệt liệt. Dù rất đơn sơ nhưng ngay cả 1 đô thị lớn như Đà Nẵng vẫn ít có những buổi cafe có giá trị như thế 

TÓM LẠI: Sản phẩm chưa tốt thì cải thiện, miễn là có người dùng, và họ tự nguyện. Mức độ hoàn thiện sẽ quyết định khả năng thu tiền

2. Khách hàng mục tiêu 

Không phải mọi người đều có nhu cầu mua sản phẩm hoặc sẽ dùng sản phẩm của bạn. 
Ví dụ cafe talk: những người đã quá giỏi thì thấy tốn thời gian, người quá thụ động sẽ thấy không học được gì, người muốn có slide sẽ thấy không có kiến thức cụ thể. 
Vậy ai sẽ đi: người thích chia sẻ, thích kết nối, đang rất tò mò về lĩnh vực kinh doanh 4.0 
Ví dụ Momo: Khách hàng tiềm năng là dân thích xài công nghệ, không thích xài thẻ hay tiền mặt, có nhu cầu mua sắm & thanh toán tiền lặt vặt thường xuyên 
Hiểu Khách hàng mục tiêu thì tập trung phục vụ và cải tiến sản phẩm đúng với nhu cầu của họ. Không hiểu thì sẽ rất lan man Ví dụ: cách đây 5 tháng, các khoá học của A1demy trải dài từ sinh viên, mới vào nghề tới chủ DN. Dẫn đến phải làm quá trời mà doanh thu thấp, chưa kể sinh viên luôn so sánh giữa các bên. Gần 2 tháng nay, A1 chỉ tập trung vào nhóm manager / Chủ DN là nhóm có sẵn khả năng chi tiêu và hiểu chuyện nhất. Dĩ nhiên newbie hay sinh viên mà đi dự thì welcome nhưng không cần quá quan tâm tới nhóm đó nữa

3. Mua + Sử dụng + Quay lại môt cách đều đặn + tự nhiên

Điều này thực sự phải quan tâm 
  • Nếu KH mua mà không Sử dụng thì đó là vấn đề rất lớn. Ví dụ: bán đồ ăn, trông hình rất ngon nhưng mua về thiu nguội không ăn được thì lần sau không mua nữa. Hoặc nhiều cty bán website, khách vẫn mua nhưng 3 tháng sau họ loay hoay không làm được ra cái web, từ đó họ không còn niềm tin để mua nữa 
  • Nếu KH Sử dụng mà không Quay lại thì đó là vấn đề rất lớn hơn nữa 
  • Nếu KH mua không tự nhiên, mà vì promotion hay ép buộc thì cũng khó mà tăng trưởng lâu dài

Khi Khách hàng Mua + Sử dụng + Quay lại môt cách đều đặn + tự nhiên thì sẽ tăng được Customer lifetime value (CLV) và đó chính là mấu chốt để tạo ra lợi nhuận

Đọc thêm về CLV: https://a1grow.com/blogs/news/hieu-clv-customer-lifetime-value-va-tam-quan-trong-cua-no-nhu-the-n 

TÓM LẠI: sản phẩm của bạn phải có tính ứng dụng thực tế, giải quyết được các vấn đề cụ thể và được người ta mua ở mức giá đó

Đó là lúc có thể nghĩ XA. Còn nếu không thì Quay lại phân tích xem mình sai ở đâu để sửa tiếp, cho đến lúc thật thông suốt để Scale Up

Mình có chia sẻ 30p về Khởi nghiệp, mọi người xem video clip để hiểu rõ hơn các bài học mà đã phải trả giá trong suốt 10 năm qua

 

 

 

 

Hẹn anh em phần tiếp theo. Ai cần tư vấn (mentor) về khởi nghiệp thì đăng kí tại đây nhé: https://a1grow.com/pages/chuong-trinh-mentor-1-1?

← Bài trước Bài sau →