Flywheel - Mô hình tăng trưởng của tương lai?

Mọi người có thể tham gia group Tăng Trưởng Thực Chiến để đọc thêm các bài viết tương tự nhé.

Để hiểu rõ về mô hình Flywheel, bạn cần hiểu rõ về mô hình phễu trong kinh doanh

Mô hình phễu là một mô hình tăng trưởng giúp doanh nghiệp “hướng tới khách hàng mục tiêu” và chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng của mình. Mô hình phễu là một mô hình bắt đầu từ đầu đến cuối thể hiện hành trình từ người lạ trở thành khách hàng thực sự. Các giai đoạn có nhiều đích và không có vòng lặp do mô hình kênh

Nói cách khác, sau khi trở thành khách hàng của doanh nghiệp, mô hình phễu không còn hoạt động nữa. Mô hình này không tối ưu hóa chuyển đổi từ khách hàng sang khách hàng hoặc phát triển các chính sách khác nhau. Cũng vì đây là mô hình phễu nên mục tiêu chuyển đổi càng giảm về sau.

Mô hình Flywheel

Không giống như mô hình phễu, mô hình flywheel sẽ giải quyết các lỗ hổng nói trên trong inbound marketing. Mô hình Flywheel là một thiết bị cơ khí do James Watt phát minh ra để tạo ra năng lượng kể cả khi nguồn năng lượng bị cắt.

Trong kinh doanh cũng vậy, mô hình flywheel cũng có ý nghĩa như thế, đây là một mô hình mô tả sự tăng trưởng trong kinh doanh với mục tiêu của mô hình là hướng tới khách hàng. Nếu doanh nghiệp tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng, họ sẽ có thể quảng bá để phát triển thương hiệu của mình.

Rất nhiều người đang tập trung vào quảng cáo để ra được khách hàng, nhưng họ không biết được rằng 60% đơn hàng đến từ khách hàng truyền tai nhau.

Nếu bạn vẫn còn đang chỉ bán sản phẩm 1 lần và tỷ lệ khách hàng không quay lại rất cao thì xin chia buồn, doanh nghiệp của bạn sẽ khó tồn tại.

Bạn phục vụ cho họ tốt họ hài lòng. Họ quay lại giới thiệu khách hàng và sử dụng sản phẩm của bạn. Cứ liên tục như vậy, doanh nghiệp của bạn tích luỹ được nhiều khách hàng và công việc kinh doanh của bạn sẽ càng lớn mạnh.

Yếu tố cốt lõi trong mô hình đó là sản phẩm tốt (dịch vụ tốt). Nhưng để tạo ra được điều này là 1 quy trình.

Bánh đà Flywheel tiếp cận với khách hàng qua 3 bước: Attract (Thu hút) - Engage (Tương tác) - Delight (Làm hài lòng)

Quy trình này được thiết kế như một vòng tuần hoàn, với khách hàng nằm ở trung tâm.

Thông qua từng giai đoạn Attract (Thu hút) - Engage (Tương tác) - Delight (Làm hài lòng), những người lạ sẽ dần dần chuyển đổi thành Prospects (Khách hàng tiềm năng), Customers (Khách hàng), và cuối cùng là Promoters (Người quảng bá).

Điểm khác biệt của mô hình Flywheel so với Phễu marketing là ở tính tuần hoàn.

Với cơ chế Flywheel được lồng ghép phù hợp vào sản phẩm, khách hàng sử dụng sản phẩm sẽ trở thành các Promoters, tiếp tục đem lại những Prospect mới, rồi những Prospect đó sẽ lại được chuyển thành khách hàng, và vòng lặp lại tiếp tục.

Như vậy, với một Flywheel được thiết kế tốt, quá trình tăng trưởng khách hàng có thể diễn ra tự động, ổn định, không cần doanh nghiệp phải tốn quá nhiều nguồn lực sales và marketing.

ATTRACT (THU HÚT)

Mục tiêu của giai đoạn Attract - Thu hút trong mô hình Flywheel này là doanh nghiệp chỉ tập trung thu hút những khách hàng tiềm năng thực sự có nhu cầu (target customers) và có khả năng cao nhất trở thành khách hàng trong tương lai.

Chính vì thế, việc xác định tệp khách hàng phù hợp là rất quan trọng, bạn cần đi tập trung, chứ không phải đi trải rộng.

Bởi chỉ những Prospect thực sự khớp với chân dung khách hàng mục tiêu mới có thể "yêu" sản phẩm của bạn, trở thành Khách hàng, rồi trở thành Promoter kéo thêm Prospect khác, và bánh đà mới có đủ lực ban đầu để bắt đầu quay vòng đầu tiên.

Một giai đoạn Attract thành công là sẽ đi kèm với một conversion rate từ Prospect sang Customer đủ lớn với kỳ vọng của doanh nghiệp.

ENGAGE (TƯƠNG TÁC)

Trong giai đoạn Engage - Tương tác, doanh nghiệp cần tập trung các chiến lược của mình vào việc giúp các Prospect đạt được mục tiêu của mình một cách dễ dàng nhất, nhanh chóng nhất, khiến họ sớm nhận thấy sản phẩm giải quyết được nhu cầu của mình (the Magic moment), và "yêu" sản phẩm đó.

Đây chính là lúc các Prospect có tỷ lể rất cao sẽ chuyển thành Customers.

Doanh nghiệp có thể củng cố mối quan hệ khách hàng bằng cách tương tác thường xuyên, cá nhân hóa trải nghiệm của họ qua nhiều kênh tương tác như website, mobile app, email.... từ đó giữ chân khách hàng ở lại lâu nhất có thể với sản phẩm.

DELIGHT (LÀM HÀI LÒNG)

Ở giai đoạn này, chiến lược của doanh nghiệp nên tập trung vào việc hỗ trợ và giúp đỡ khách hàng đạt được mục tiêu của của mình với một trải nghiệm sản phẩm tốt nhất, khiến họ yêu sản phẩm, và sẵn sàng giới thiệu sản phẩm với bạn bè, người quen, kéo thêm khách hàng cho công ty.

Và bạn cũng đừng quên xây dựng những tính năng giúp người dùng có thể chia sẻ sản phẩm với bạn bè, từ đơn giản như "chia sẻ", hay công phu hơn là những chương trình giới thiệu sản phẩm cho người dùng.

Thành công của giai đoạn Delight được đo bằng số lượng Prospect mới trung bình mà một Promoter mang lại cho doanh nghiệp.

Nguồn: Minh Đức

← Bài trước Bài sau →