Định vị bản thân trong ngành từ 0 - Co-Founder
- Người viết: Anh Dao lúc
- Tin tức
Định vị bản thân trong ngành... của Quân Phạm 1 bạn đi lên từ 0 đúng nghĩa và đã trải qua hết các Level như: Manager, Director, Co-founder. Điều đáng quý là ở vị trí nào Quân đều xắn tay vào làm và không ngừng học hỏi kĩ năng chuyên sâu.
Một trong những hiểu nhầm tai hại của các bạn trẻ là thích chọn những công việc bóng bẩy và bỏ qua những việc khiêm tốn hơn.
- Trường này xịn hơn trường kia
- Công ty nước ngoài ngon hơn công ty Việt Nam
- Làm chiến lược mới xứng đáng
- Làm marketing là phải thế này thế nọ
Thực tế làm nghề nào, xuất phát điểm thế nào cũng có thể lên đến đỉnh cao.
Ví dụ: CEO Thegioididong hiện nay vốn học Trung Cấp kế toán, khởi đầu là vị trí Sale ở cửa hàng. Nhiều bạn trẻ đang làm Idol Tiktok, Top sàn Ecom cũng chỉ học tới Cao Đẳng.
Những định kiến làm ta cố chạy theo những điều không phù hợp để rồi lan man, lạc lối. 2008, khi mình nghỉ công ty lớn của Pháp để tham gia 1 công ty khởi nghiệp bé nhỏ của mấy người bạn thì không ai hiểu trong đầu mình nghĩ gì. Tự bản thân mình cũng phải trấn an bản thân rằng thôi cứ thử, nếu fail thì cùng lắm về quê dạy Toán luyện thi cũng được mà (rất may là mình rất xuất sắc Toán nên luôn có đường lùi)
Năm 2018, khi mình đang khởi nghiệp Printub (các bạn theo dõi mình lâu sẽ biết dự án này), mình có nói với ông Founder là "em bây giờ mà ra ngoài làm chắc lương tầm $1K ấy nhỉ" Hồi đó mới Startup từ con số âm nên cực lắm, công ty không có nhiều tiền để trả lương như thị trường, anh em toàn tự động viên nhau tiến lên, mãi tới cuối 2019 mới khá hơn chút.
Nhưng quay lại hồi đó khi mình nghĩ đến con số $1K, mình cảm thấy tự tin vào năng lực của bản thân, biết mình ở đâu và có thể làm được gì - so với số đông ngoài thị trường. Sau 5 năm, lương mình nhiều hơn x (lần) con số trên và nó không nằm ở số tiền được bao nhiêu, quan trọng hơn thế - nó là minh chứng cho sự tự tin của mình không phải là cảm giác tự lừa dối bản thân, nói cách khác - ảo tưởng.
Đồng tiền lương không phản ánh hết giá trị của bạn trong ngành marketing này (và mọi ngành nghề khác), đôi khi nó chỉ nói lên việc bạn đã có một cơ hội tốt như thế nào. Có những người làm dở nhưng họ có một cơ hội tốt thì lương họ vẫn cao, và ngược lại.
Tuy nhiên, lương là cơ sở để bạn định vị mình ở đâu trong thị trường lao động. Khi bạn được một công ty trả một mức lương X, điều đó có nghĩa bạn sẽ/đang/đã mang lại cho họ một giá trị tương đương X, nếu không bạn sẽ không được tuyển hoặc sẽ bị sa thải. Bằng một cách nào đó, tiền lương sẽ gián tiếp là thước đo cho Level của bạn.
Khi lương bạn cao chắc hẳn bạn đang ở một vai trò và vị trí tốt trong doanh nghiệp. Nó cũng giúp bạn tăng thêm sự tự tin và phấn khích. Từ đó, bạn có nhu cầu đòi hỏi mỗi giờ lao động tạo ra nhiều giá trị (vật chất) hơn, bạn sẽ bỏ qua các cơ hội nhỏ và tiếp cận những cơ hội lớn, giúp bạn bứt phá nhanh hơn, lớn hơn.
Do đó, việc định vị mình là ai trong ngành quan trọng hơn bao giờ hết. Khi bạn biết bạn đang ở giai đoạn nào của sự nghiệp, bạn biết mình muốn gì, đã có những tài nguyên gì, nội lực đến đâu thì mọi cơ hội phía trước chỉ là lựa chọn, và bạn biết đấy "lựa chọn quan trọng hơn nỗ lực".
Từ 2010 tới nay, kinh tế phát triển, online bùng nổ tạo ra vô số việc làm mới mẻ. Những đứa em mình tuyển vào làm content/ ads/ web/ seo từ thời đó bây giờ đứa nào cũng đã là Manager, Director hoặc tự doanh, thu nhập từ vài tới chục nghìn. Nếu quay lại hồi đó thì tụi nó là những đứa học bình thường, không kiếm dc việc ngon mới theo mình, đến giờ may là không có đứa nào ân hận
Mình vẫn nói với các bạn trẻ là trước 25 hãy trả lời được xem bản thân muốn gì, giỏi cái gì, cống hiến cái gì. Rồi cứ làm hết mình sẽ tới đích. Làm ở đâu cũng được miễn thu nhập tốt và nhiều thứ để học nhiều cơ hội đi lên là được.
Sau 25, cần xác định lại rõ con đường cho sáng suốt, vì lúc đấy không thể loay hoay mãi được. Khi mình rời công ty lớn lúc 25, mình biết là sẽ khó có đường khác, bắt buộc phải làm được cái gì đó để gia đình không nhìn mình lo ngại nữa
Sau 25, bạn cần chứng minh được giá trị của mình trong 1 ngành cụ thể. Ví dụ: chạy ads thì ra số, viết content phải hay hơn AI, sale phải có đơn, làm bussiness developer phải có đủ quan hệ. Công ty sẽ tuyển bạn vì giá trị này, chứ ko phải vì bằng cấp hay kinh nghiệm nữa
Điểm rơi của thu nhập là khoảng 27-30 tuổi, khi mà năng lực bắt đầu chín và giá trị đã được định hình. Tuy nhiên, lương là cơ sở để bạn định vị mình ở đâu chứ không biểu thị cho khả năng. Có thể sau 30 bạn mới kiếm được tiền, thậm chí 35 mới thấy con đường. Chậm không sao cả miễn là khả năng luôn được trau dồi và động lực luôn thắp sáng
Ở mỗi giai đoạn trong sự nghiệp, bạn cần định vị bản thân về năng lực chuyên môn và khả năng kiếm tiền, nó luôn song hành trong thế giới hiện đại ngày nay.
- Trước 30 tuổi, bạn có rất nhiều thời gian để tự học và tạo đà, thu nhập của bạn có lẽ sẽ dừng ở mức trung bình - khá.
- Từ 30 đến 40 tuổi, sự tự học của bạn giảm dần, bạn làm mọi thứ dựa trên kinh nghiệm nhiều hơn nhưng bạn có thể thấy lương của mình sẽ tăng lên rõ rệt nếu bạn biết nắm bắt thời cơ và cố gắng.
- Ngoài 40 tuổi, bạn sẽ thấy mình trở lên khó khăn hơn khi tìm kiếm việc làm (nếu làm thuê), đôi khi bạn phải chấp nhận down lương để có một cơ hội nào đó, mình tin là vậy.
Do đó, việc định vị mình là ai trong ngành quan trọng hơn bao giờ hết. Khi bạn biết bạn đang ở giai đoạn nào của sự nghiệp, bạn biết mình muốn gì, đã có những tài nguyên gì, nội lực đến đâu thì mọi cơ hội phía trước chỉ là lựa chọn, và bạn biết đấy "lựa chọn quan trọng hơn nỗ lực".
Hình: mấy bạn làm livestream có thể thu nhập trên ngàn $, mà công việc rất vui tươi mỗi ngày. Đừng có chê rằng đó là nghề bấp bênh, đừng có cười là kém mới đi live. Họ chính là lực lượng mới đe doạ những marketer phòng lạnh kì cựu đấy.