Digital Marketing (Google / Facebook) có còn hiệu quả?
- Người viết: Tuấn Lê lúc
- Tin tức
Tiếp nối câu hỏi từ bài trước: Vì sao các kênh Digital marketing Google, Facebook ... càng ngày càng giảm hiệu quả
Bên cạnh rất nhiều ý kiến ủng hộ thì có những góc nhìn khác biệt. Mình nghĩ điều này hoàn toàn bình thường vì chẳng có quan điểm nào đúng (hay sai) tuyệt đối. Vì vậy mình đăng thêm nhiều góc nhìn để mọi người có thêm nguồn mà chiêm nghiệm
Trung Lê, cựu CMO Bigbom / Hotel Coline, 1 người có chục năm làm những chiến dịch ngân sách triệu đô chia sẻ
Mùa dịch nhiều anh em kinh doanh than quá, mình có dăm ba dòng chia sẻ. Từ xửa từ xưa mình vẫn luôn nói, Digital Marketing là một phương thức làm Marketing, trong đó có tận dụng môi trường, các kênh, công cụ…để làm Marketing. Còn tư duy nghiên cứu, phân tích, làm chiến lược, quản trị vẫn là quay về nguồn cội Marketing.
Vậy có nghĩa là gì?
Quay về lại 3C, 4Ps - 7Ps, PESTEL…các kiểu để phân tích, lựa chọn, thấu hiểu thị trường, khách hàng, nhu cầu, hành vi, các yếu tố tác động vào họ. 2 năm rồi Covid vả lên vả xuống, nhiều anh em bán hàng cho phân khúc bình dân toang dần đơn giản: Nhu cầu - hành vi của người bình dân đang chuyển từ mua sắm chủ động sang tích trữ phòng ngừa, chỉ mua những mặt hàng thật sự thiết yếu để cầm cự qua dịch. Thậm chí 1 bộ phận không còn cả tiền thì lấy gì mua sắm? Ở đây thể hiện sản phẩm - nhu cầu, hành vi người dùng đều ko gặp được nhau. Sao mà mua với bán? Từ đợt bùng dịch tháng 05 đến giờ một phần khách hàng trung thấp, và trung trung cũng cắt giảm nhu cầu mua sắm online, chuyển dần sang các mặt hàng thiết yếu vì ko biết bao giờ hết dịch. Cao điểm từ tháng 07 đứt gãy vận chuyển, hàng hoá ko lưu thông được, nhiều anh em kinh doanh nằm im luôn vì không có phương án dự phòng phù hợp. Các nền tảng quảng cáo có sự thay đổi trong thuật toán, tuy nhiên anh em nào làm bài bản, đúng nghĩa Marketing đều có đường sống cả. Cái cốt cuối cùng vẫn là Sản Phẩm - Khách Hàng mà thôi.
Võ Văn Phúc - 1 người đang vận hành TMĐT quy mô rất lớn và có knowhow sâu sắc về marketing --> quản trị --> vận hành phản đối
Mình hoàn toàn không đồng ý với góc nhìn của tác giả thay vì tập trung vào việc Marketer thay đổi cách làm - Cái bên trong ( thứ mình có thể kiểm soát được ) thì lại tập trung vào việc đổ lỗi cho cái bên ngoài : thị trường, đối thủ ( cái mình ko kiểm soát được ) .... và đó là lý do tại sao Ads càng ngày lại càng ko hiệu quả theo thời gian
1. Người dùng tò mò với những gì mới lạ, nhưng hứng thú giảm dần
- Xem lại brand: why is your brand ?
- Big data giống như 1 đứa trẻ. Maketer phải thường xuyên optimize và send data back thì AI mới hiểu khách hàng của mình là ai để nhắm đến
Cuôc chiến marketing trước đây và bây giờ không có gì khác nhau. Mục tiêu cuối cùng vẫn là chiếm 1 vị trí trong tâm trí của khách hàng và dẫn đến sale ở 1 giai đoạn phù hợp. Đẳng cấp cao nhất của marketing vẫn là WOM chứ không phải hiển thị trên các nền tảng quảng cáo
2. "Đầu tiên xuất hiện tại thị trường? Không tồn tại lâu đâu"
Tool spy rất nhiều nhưng không bao giờ đánh cắp được sự sáng tạo của marketer. Một marketer lười biếng thì nên bị đào thải ra khỏi thị trường
3. "Càng tăng trưởng, chất lượng khách hàng càng giảm"
Chất lượng khách hàng vẫn thế chỉ có bộ lọc khách hàng giảm nên mới hút vào chất lượng khách hàng không phù hợp. Mindset tăng trưởng Band bằng cách tìm càng nhiều khách hàng mới là tư duy sai lầm. Thay vì nâng cấp sản phẩm và tạo ra nhiều dòng sản phẩm khác bán lại cho khách hàng cũ. Những khách hàng thích ăn phở có thể bán subscription để ăn 1 tuần hay 1 tháng với giá giảm 15%-20%. Tại sao ko làm phở bò kobe để dành cho những thực khách VIP ??? Nghệ nhân sushi Jiro Ono chỉ mở nhà hàng sushi 10 chỗ ngồi nhưng được mệnh danh là sushi ngon nhất thế giới. 3 sao Michelin, muốn ăn phải đặt trước cả năm. Tại sao mình không tạo ra được nhà hàng phở ngon nhất thế giới ? Thứ phở khiến hàng nghìn người phải mua vé máy bay về VN để thưởng thức
CTR, CVR, CAC chỉ là muỗi khi so sánh với chỉ số WOM. Làm Brand thì phải tư duy làm sao nếu ko chạy ads thì Brand vẫn sống chứ chỉ đổi tăng trưởng bằng spend Ads thì không bền được. Khách hàng vẫn dùng Facebook, vẫn dùng Google, vẫn đặt Grab... chủ yếu bằng WOM. Có thể bạn đang nghĩ là đây là các ông lớn Brand nhỏ như mình sẽ không làm được đâu nhưng tất cả các ông lớn đều bắt đầu từ những ông nhỏ, đều khởi nghiệp từ Gara xe . Why not you ?
4. RTB (real time bidding) và sự tham lam của các nền tảng quảng cáo trực tuyến.
Tham gia game của các nền tảng Ads thì phải hiểu luật chơi. Bạn không thể thay đổi luật chơi nhưng bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn : Chơi hoăc không chơi ! Càng nhiều đối thủ có nghĩa thị trường lớn, quy luật 80/20, nếu bạn không nổi bật thì không có lý do gì khách hàng lựa chọn bạn. Đằng sau mỗi cú click là một con người , quan trọng doanh nghiệp có hiểu con người đó là ai ? Có đúng đối tượng mà mình phải phục vụ hay không ? Quay lại luận điểm cũ, nếu một công ty muốn tăng trưởng bằng việc kiếm khách hàng mới thì việc tăng RTB thì hoàn toàn dễ hiểu, bạn đạ chấp nhận thì không thể than phiền, thuật toán ko có lỗi !!!
5. Hôm qua là anh hùng, hôm nay thì chưa chắc?
Mình đồng ý nhưng quan trọng phải có cái nhìn timing in the market. Từ xưa đến nay việc đấu tranh để hiển thị đã trải qua rất nhiều giai đoạn
- Offline : Báo giấy , billboard ngoài trời, tờ rơi, poster....
- Online : Blog 360, Yahoo, Google, Facebook, Tiktok.... tiếp theo có thể là gì : metaverse... không ai biết được
Nếu chỉ tập trung vào các nền tảng Ads thì theo mình không xứng đáng gọi là "anh hùng " vì cơ bản các nền tảng Ads luôn thay đổi và thuật toán luôn thay đổi. Khác nào chạy theo cái bóng của chính mình ??? Quan điểm của mình về " Real anh hùng " là phải hiểu khách hàng, trải nghiệm khách hàng và các điểm chạm của Brand với khách hàng. Đừng quan tâm nền tảng Ads nào hết vì suy cho cùng tất cả các Brand cũng chỉ muốn xuất hiện 1 vị trí trong tâm trí khách hàng mà thôi, Khách ở đâu thì ta ở đó
Loạt bài này, không nhằm trả lời ai đúng ai sai mà để mỗi Marketer tìm ra cách thức của mình. Để kết lại, dẫn lời Huân Võ, CEO Stella Kynetics
Trong khi một số nguyên lý marketing là “khá trường tồn” (22 quy luật bất biến của marketing), còn lại 1 số khác sẽ bị outdated - hoặc bớt relevant. Các cháu 1998, 2000 nó vit ads ra đơn chỉ trong 3 nốt nhạc vì contents hiệu quả và trúng đích của Mark ( uh thì tùy ngành hàng). Việc lập lại kiên trì cũng là 1 element dẫn tới thành công - team giỏi thì target là có profit ngay và lun trên 1st adcost
Mình thì bổ sung thêm ý Huân: 22 quy luật thì 1 số cũng oudated rồi. Cụ Kotler cũng phải chỉnh sửa khá nhiều thứ trong Tiếp thị 4.0