Data - Information - Knowledge - Wisdom... Liệu còn tầng nào của hiểu biết không?
- Người viết: Công Tình lúc
- Tin tức
Giả sử bạn dự một buổi hội thảo, workshop rất thú vị về Marketing đi hen.
1. Data (Số liệu): những số liệu, dữ kiện riêng lẻ mà bạn nghe được như: tỉ lệ người có nhu cầu tìm kiếm về chủ đề A tăng X %, tỉ lệ khách hàng dùng ứng dụng đặt đồ ăn B tăng Y%, tỉ lệ người dùng truy cập vào các sàn e-com tăng X%,
2. Information (Thông tin): Tập hợp của nhiều số liệu cung cấp cho bạn một thông tin có ý nghĩa, ứng dụng được cho công việc. Ví dụ từ 3 số liệu ở trên, bạn tổng hợp được một thông tin là Xu hướng dịch chuyển mua sắm từ offline sang online đang tăng.
Để có chuyển hoá từ Data sang Information sẽ cần bạn phải suy luận, tư duy và dùng kinh nghiệm của mình.
3. Knowledge (Kiến thức): giả sử trong buổi đó bạn có được 10 thông tin; nhưng bạn chọn lọc ra 3 thông tin quan trọng để ghi vào sổ tay, lâu lâu lật ra đọc, áp dụng nó vào công việc, thì lúc này nó trở thành kiến thức của bạn.
Từ thông tin đến kiến thức, bạn sẽ cần kỹ năng chọn lọc và tổng hợp.
4. Wisdom (Thông tuệ, am hiểu): Giả sử bạn được mời chia sẻ những kiến thức của mình đã tổng hợp cho một nhóm đối tượng nghe. Bạn sẽ phải dành thời gian hệ thống lại kiến thức, đi sâu vào từng nhóm, nghiên cứu thêm những nhóm bạn chưa có nhiều kinh nghiệm.
Rồi sau đó bạn có thể truyền đạt lại chính xác những gì bạn biết - một cách không thể dễ hiểu hơn cho người khác, đó chính là thông tuệ. Các chuyên gia hàng đầu đều trải qua quá trình dạy - để - học (teach to learning) này.
5. Vậy cao hơn cả Wisdom (Thông tuệ), còn cảnh giới nào của hiểu biết không?
Theo mình đây là một câu hỏi tốn nhiều tranh cãi, và sẽ chẳng ai có câu trả lời đúng; mà chỉ có câu trả lời của riêng mình (có nghĩa là đúng với mình, nhưng chưa chắc đúng với người khác).
Theo mình cao hơn cả thông thái, đó là sự giác ngộ, hay khai sáng.
Đó là khi mà chúng ta nắm rõ mọi khía cạnh, chuyên sâu ở một chủ đề đến nỗi, chúng ta cô đọng nó thành một nguyên lý duy nhất.
Nguyên lý ấy phổ quát đến nỗi áp dụng vào trường hợp nào nó cũng đúng.
Lấy ví dụ về nhà vật lý Newton và cây táo. Cả tuổi trẻ Newton triền miên với môn vật lý, nghiên cứu mọi khía cạnh; rồi một ngày của năm 1666 khi trái táo rơi trúng đầu, ông nhận ra rằng có thứ gì đằng sau chi phối cách vận hành của tình huống ấy, cũng như là cách cả vụ trũ vận hành. Phần còn lại người ta hay nói là lịch sử, Luật hấp dẫn ra đời đặt nền móng cho vật lý học hiện đại và thay đổi cả ngành khoa học, sản xuất của nhân loại mãi đến tận bây giờ.
Câu chuyện thứ hai là truyền thuyết về Đức Phật. Năm 443 trước công nguyên, thái tử Siddhartha Gautama ngồi trầm ngầm nhiều ngày dưới tán cây bồ đề với miền suy tư trong tâm tưởng và tìm ra triết lý sâu sắc chi phối khổ đau - hạnh phúc của con người. Từ sự quan sát tỉ mỉ của mình, Ngài nhận ra được Luật Vô Thường: Vạn vật sinh trụ dị diệt như thế nào, và con đường thoát khỏi khổ đau cho loài người: sự buông bỏ.
Phần còn lại cũng là lịch sử, khi Phật giáo ảnh hưởng sâu rộng đến loài người ngày nay đến thế nào.
Với mình giác ngộ hay khai sáng có lẽ là là tầng cao nhất của hiểu biết. Và mình cũng chưa biết phải làm sao để đến được đây.
Có lẽ mình cũng sẽ đi tìm một cái cây.
Cre: Hồ Đông Thụ