Đào tạo nhân viên (cầm tay chỉ việc) hay để cho tự làm?

Đây là 2 luồng quan điểm không có hồi kết. Một số sếp cho rằng nhân viên phải tự có khả năng làm việc, công ty không phải trường đào tạo, nếu có thì chỉ là on job. Một số thì cho rằng nhân viên như tờ giấy trắng, phải uốn nắn liên tục để tạo hiệu quả tốt nhất.

CHẮC CHẮN KHÔNG CÓ QUAN ĐIỂM NÀO ĐÚNG VÀ SAI. CHỈ LÀ PHÙ HỢP

Mình quan sát trong lĩnh vực Ecom thì thấy như thế này.

Những công ty to (200-600 người), đa dạng sản phẩm, đa kênh đều đi theo chiến lược tuyển fresh để đào tạo. Vì họ biết rằng thà không biết gì, cứ tuân theo quy trình, cứ làm đúng công thức, cứ theo KPI là sẽ ra số. Hơn nữa team đông thì cần kỉ luật, hoà mình, dễ bảo- mới tạo ra sức mạnh tổng thể.

Case: 10 năm trước, công ty mình sáng lập là 1 trong các top digital marketing agency, thường tuyển nhân sự có kinh nghiệm từ agency khác về (nhất là nhóm từ global agency). Cách này giúp cho cty "có vẻ" mạnh, nhưng quỹ lương thì lớn, vận hành cồng kềnh, văn hoá ko đồng nhất. Nên tới 2017 thì gặp rất nhiều vấn đề và đi chững lại (lúc đó 120 người).

Ngược lại, 2 agency cùng thời, nhỏ hơn, đi theo chiến lược tuyển newbie vào đào tạo, sau vài năm đầu chậm + chưa chuyên nghiệp thì bứt phá. Tới 2018, 1 agency đó đã lên sàn, chính là Clevergroup.

Như vậy chiến lược đào tạo newbie sẽ giúp các mô hình thiên về nhân sự đông có thể scale với chi phí thấp, và tạo được kết quả cao khi quy trình + công thức đã ổn. Đọc bài về Hvgroup mình có nói khá nhiều về cách họ tuyển chọn, nâng cấp nhân sự để từ 0 lên gấp trăm lần sau 10 năm.

Ngược lại, mô hình ít (vài người --> vài chục người) thì thươờng sẽ tuyển nhân sự có sẵn khả năng tạo kết quả rồi, vì đâu có thời gian để chỉ bảo. 1 số sếp giỏi thích solo cũng không muốn train đám nhân viên ngu ngơ nên thích người hiểu ý, nghe phát biết làm luôn. Những cty kiểu vậy gọi là boutique, làm ít nhưng tinh. Tuy nhiên ko dễ scale.

Anh Nguyễn Đức Tài, Chủ Tịch Thegioididong có chia sẻ 1 ý từ 2007: họ tuyển cửa hàng trưởng là những người không cần bằng đại học, không cần kinh nghiệm mảng điện thoại, chỉ cần: biết bán hàng, tuân thủ, biết quản lí và thích làm việc với con người. Còn nhân viên Thegiodidong thì 90% newbie tuyển vào mà train.

Nhắc lại, mỗi công ty có 1 cách, chứ không phải người ta thế nào mình bắt chước là được. Mỗi sếp có 1 cái duyên khác nhau.

Bản thân mình, từ công ty thứ 2 khởi nghiệp (2013) mình luôn tuyển trên 50% là sinh viên/ newbie. Vì các em đấy dễ chỉ bảo, dễ nghe lời, chịu nỗ lực. Tổng cộng trên 500 em như thế đã vào cty mình, đến giờ ngồi đếm lại cỡ 50 founder, 100 manager. Đến giờ mình vẫn hợp/ vẫn thích chọn newbie.

Tóm lại
Tuyển người có trình độ sẵn đỡ train nhưng cần trả lương cao, chế độ tốt, văn hoá quy trình ổn. Mà những ng như thế không dễ để thuyết phục họ về với mình (dĩ nhiên có cách nhưng sẽ viết ở bài khác).

Tuyển newbie thì cực, nhưng chi phí thấp, công ty thiếu chuyên nghiệp vẫn dc. Mà số đó thì rất đông, 5p là tuyển xong 1 team.

Tuy vậy, điều quan trọng nhất nằm ở CÔNG THỨC SAU
Thặng dư = Giá trị nv tạo ra - thu nhập - công đào tạo/ quản lí
Mục đích của công ty là tạo ra Thặng dư cao nhất trên 1 nhân sự trong suốt vòng đời họ làm việc.

Nhưng Thặng dư chỉ đến khi ta biết cách
- Chọn thị trường ngon
- Giao đúng việc
- Kích hoạt năng lực tiềm tàng
- Huy động sức mạnh tập thể
- Tạo sân chơi cho mọi người chiến
- Chia bánh vừa khéo vừa thèm
.....
Cho nên tranh cãi về đào tạo hay không, chỉ là việc rất nhỏ trong bài toán lớn về quản trị nhân lực.

← Bài trước Bài sau →