Chiến lược nào cho Retail/ Ecom?
- Người viết: Anh Dao lúc
- Tin tức
Công ty chọn theo "Chiến lược Sản phẩm dẫn dắt" (a product leadership Strategy) thì cần xuất sắc ở quy trình đổi mới sáng tạo (innovation processes).
- Trong bối cảnh hiện tại, việc đổi mới là cần thiết để không bị tụt hậu. Tập trung vào việc phát triển các sản phẩm mới, mang tính độc đáo và khác biệt so với hàng Trung Quốc giá rẻ.
Công ty chọn theo "Chiến lược tối ưu chi phí" (a low total cost strategy) thì nhất thiết phải vận hành xuất sắc ở quy trình vận hành (operating processes).
- Trong bối cảnh kinh tế suy thoái và sự cạnh tranh gay gắt từ hàng Trung Quốc giá rẻ, việc tối ưu hóa hoạt động là cần thiết để cải thiện hiệu quả và giảm chi phí. Có thể là tái cấu trúc lại chuỗi cung ứng, tối ưu hóa quản lý kho hàng và cải thiện quy trình sản xuất.
- Mục tiêu là duy trì hoặc tăng cường lợi nhuận ngay cả khi doanh thu có thể giảm.
Công ty chọn theo "Chiến lược giải pháp cho khách hàng" (a customer solution strategy) thì cần đặc biệt ưu tiên cho quy trình quản lý khách hàng (customer management processes).
- Đòi hỏi phải hiểu rõ nhu cầu của khách hàng hiện tại, đặc biệt là trong bối cảnh họ có xu hướng tìm kiếm những sản phẩm giá rẻ hơn.
- Việc xây dựng chiến lược chăm sóc khách hàng, nâng cao trải nghiệm mua hàng và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng trung thành là vô cùng quan trọng.
- Tận dụng dữ liệu khách hàng để cá nhân hóa các chương trình khuyến mãi và nâng cao giá trị thương hiệu.
CHIẾN LƯỢC ĐI VỚI MỤC TIÊU
Làm vì điều gì? Gồng lỗ (để xây thương hiệu/ tăng giá trị cty) hay chốt lời?
Với những công ty theo mô hình startup, giá trị công ty/ thương hiệu là mục tiêu lớn nhất. Vì thế dù hoàn cảnh khó khăn, vẫn phải nỗ lực gồng lỗ để đạt các Chỉ tiêu dài hạn (tăng trưởng, GMV, số khách, brand)....nên ta thấy họ vẫn gọi vốn, vẫn mở thêm văn phòng, vẫn tuyển người...
Ở những công ty SME theo đuổi lợi nhuận/ dòng tiền, mỗi giai đoạn cần có chiến thuật khác nhau tuỳ theo thị trường. Mọi quyết định điều hành hay đầu tư dựa vào P&L và dự báo thị trường chứ ko phải sĩ diện hay ảo tưởng được.
Ví dụ:
- Phòng thủ khi kinh tế suy thoái: giảm nhân sự, cắt bớt mặt bằng, đóng cửa các P&L lỗ.
- Đầu tư khi chu kì tăng trưởng mới bắt đầu: ví dụ 1 số anh em bắt đầu đi mua cty (M&A) hoặc săn mặt bằng chuẩn bị cho nhịp tới.
- Đóng cửa luôn nếu mọi thứ quá tối: tại sao phải gồng gánh khi đang khủng hoảng. Mấy lần ngồi với các bạn CEO trẻ của SME, mình bảo: brand các em có mất đi cũng chẳng ai tiếc nuối lắm đâu, cho nên nếu khó quá cứ mạnh dạn đóng. Cũng không cần phải vội vã mở 1 biz mới để chiếm chỗ nếu chưa xác định được xu thế. đóng cánh cửa này lại, chỉ đơn giản là "MỘT NHỊP NGHỈ" để xác định hướng đi mới nào phù hợp với nội lực.
Kinh doanh là hành trình kéo dài 10-20 năm qua rất nhiều chu kì. Khi mới bắt đầu, không có gì để mất nên anh em ít suy tính, còn khi đã có chút thành tựu rồi cần quan tâm tới "rủi ro" để tính toán & cân bằng.