CÁC KIỂU NHÀ ĐẦU TƯ MÀ FOUNDERS SẼ GẶP TRONG ĐỜI

I. Nhà đầu tư cá nhân – Nhà đầu tư dạng thiên thần
Những cá nhân có giá trị tài sản ròng và độ tuổi nguồn vốn dưới 10 năm, họ cung cấp tiền ban đầu cho các công ty đang ở giai đoạn đầu, thường đầu tư bằng tiền của chính họ thay vì của tổ chức hoặc các nhà đầu tư khác.

Họ có thể cùng làm với founders hoặc không. 

Founders nên ưu tiên nhà đầu tư cùng làm và cùng triển khai với doanh nghiệp thay vì chỉ cấp vốn, vì có khả năng sẽ tạo ra sự xung đột về quản trị hay chia sẽ lợi ích trong tương lai, đồng thời founders nên có tỉ lệ sở hữu hợp lý để còn tính toán gọi vốn cho các vòng sau, tạo bức tranh tương lai công ty còn đủ chỗ trống và khả dĩ hơn trong chiến lược dài hạn; tức tốt cho cả 2 bên nhà đầu tư và founders. 

II. Nhà đầu tư tổ chức – Quỹ đầu tư mạo hiểm
Một nhóm các nhà đầu tư có tài sản lớn, lập các quỹ đầu tư mạo hiểm, thuê nhà quản lý quỹ và đội ngũ quản lý, thường 5% trên tổng độ lớn tài sản của Quỹ.

Thường nhà đầu tư tổ chức, họ đã có chiến lược đầu tư cụ thể:
Tập trung vào bao nhiêu công ty cho đợt đầu tư quy mô đã dự tính này.

1. Tập trung vào ngành nghề gì, tuỳ thuộc vào khẩu vị của hội đồng đầu tư và góp vốn.

2. Ticket size (deal size): Tổng độ lớn về vốn họ sẽ đầu tư cho bạn là bao nhiêu?

3. Nguồn vốn họ dự kiến sẽ rót tiếp tục để gom cổ phiếu là bao nhiêu nếu trong trường hợp có công ty performance tốt hơn hẳn các danh mục đầu tư khác của họ.

4. Chi phí họ sử dụng vốn, tức lợi nhuận cam kết trả lại cho các nhà đầu tư mà họ đã huy động, là bao nhiêu?

5. Dự kiến lợi nhuận họ sẽ kiếm được để trả chi phí sử dụng vốn là bao nhiêu?

6. Tổng giá trị các danh mục đầu tư đã thực hiện và chưa thực hiện trên tổng vốn họ đã huy động từ nhà đầu tư cá nhân/tổ chức.

7. Tổng lợi nhuận đã phân phối cho người góp vốn nhờ họ quản lý quỹ.

Các quỹ VC hướng vào các công ty có tiềm năng tăng trưởng giá cổ phiếu nhanh chóng, thường là công nghệ, đơn giản về kế toán và tập trung vào vòng pre – seed hoặc seed, các vòng gọi vốn cần vốn tương đối ít: 200k – dưới 1Mil USD.

Các quỹ VC có kinh nghiệm về huy động vốn, quản lý vốn, pháp lý và bảo vệ tài sản, cũng như quy trình hỗ trợ các startups, phần lớn giúp đỡ bằng mối quan hệ trong hệ sinh thái, họ tập trung vào khả năng thoái vốn và ưu tiên mua cổ phần tiếp theo để chống pha loãng/hoặc ưu tiên thanh lý tài sản.

Các quỹ VC cũng có thể sử dụng trái phiếu chuyển đổi để không làm pha loãng cổ phần của founder quá sớm.

Kỳ vọng của các VC có thể mong muốn tính bằng lần ROI và tập trung quản lý/theo dõi các danh mục đầu tư để thực hiện các vòng huy động kế tiếp.

Cũng có các quỹ cho vay mạo hiểm không lấy phần cổ phần của founders mà đổi lại thành chi phí sử dụng vốn/founders phải trả gốc lãi trong thời gian thoả thuận cho vay.

Do tính chất rủi ro hơn so với các nguồn vốn khác, nhưng đổi lại lợi nhuận cũng tốt hơn, do đó các quỹ cho vay mạo hiểm cũng có quy trình thẩm định và theo dõi khoản cho vay hợp lý để đảm bảo khoản cho vay là một khoản tích cực, tức có khả năng thu hồi gốc và lãi cho quỹ cho vay mạo hiểm mà họ đang quản lý.

Nghĩa là founder team cũng phải có năng lực xây dựng dự án, kế hoạch tài chính và đánh giá rủi ro dòng tiền so với chi phí sử dụng vốn.

III. Nhà đầu tư tổ chức – Quỹ đầu tư tài chính
Các quỹ đầu tư tài chính (PE Funds) có quy mô ticket size tương đối lớn từ 2 – 10tr USD.

Tập trung vào việc mở rộng công ty được đầu tư trên một quy mô lớn hơn, size doanh số tham khảo: 100 – 500 tỉ/1 năm.

Tỉ lệ có thể mua: Linh hoạt, 36%.

Kì vọng: Thoái vốn và bán cho nhà đầu tư khác ở vòng sau với mức giá cao hơn.

Tổng tài sản của PE Funds rất lớn, do đó họ phải target các DN có quy mô tương đối lớn và có thể sử dụng được ticket size của họ.

Danh mục đầu tư của PE Funds cũng thường rất đa dạng, miễn công ty có mô hình tài chính, sự trưởng thành trong điều hành, quản trị và đáp ứng được kế hoạch sử dụng nguồn vốn của họ.

Các quỹ đầu tư tài chính không kỳ vọng MnA hay sở hữu tỉ lệ quá bán 51% hoặc 70% vì họ không thông thạo ngành như founders và BOD của công ty, họ là quỹ đầu tư tài chính và mục tiêu cuối cùng là bảo vệ tài sản, nhân bản tài sản và thoái vốn ở mức giá hợp lý so với chi phí họ huy động.

IV. Nhà đầu tư tổ chức – Nhà đầu tư chiến lược
Ticket size: Có thể 1 – vài triệu USD để test thị trường hoặc 10 – 100mil USD cho các vòng kế tiếp. 

Size doanh số cũng rất linh hoạt: 100 tỉ – vài ngàn tỉ/1 năm.
Chính vì nhiều tiền như vậy, nên họ có xu hướng muốn sở hữu tỉ lệ đa số: 51 hoặc 70% hoặc 100% có lộ trình và điều kiện. 

Doanh số của họ có thể vài trăm triệu – vài chục tỉ USD/1 năm.
Thường là các nhà đầu tư trong cùng ngành nghề với founders, đã có độ tuổi nguồn vốn lâu năm 50 – 300 năm. 

Trải qua nhiều cuộc khủng hoảng tài chính, con đường xây dựng công ty và đi trước chúng ta rất lâu về cả phương diện điều hành kinh doanh và sự thông minh về tài chính, quản trị và pháp lý.

Ngoài tiền, họ còn có added values (giá trị cộng thêm), thường là các nhà đầu tư nước ngoài (FDI), được kiểm soát chặt chẽ bởi nhà nước về ngoại tệ.

FDI – Nhà đầu tư chiến lược cần mua công ty vì họ thường có 2 cách làm:

1. Tự làm như Pepsi, CoCa, Sam Sung.

2. hoặc so sánh với việc phải: Tự mở công ty, sét up đội ngũ, mở tài khoản ngân hàng, chạy theo chủ trương, chính sách, đóng thuế, thuê giám đốc vùng chạy thử cũng 3-5 năm khá mất thời gian nên đi mua công ty local cho nhanh cộng hưởng giá trị lợi ích chung: Tối ưu hệ sính thái, tối ưu giá NVL và nhân công đầu vào hoặc cùng phân phối các SP/dịch vụ theo thị trường mà họ đã hiện diện, có thể Vietnam hoặc toàn cầu…

Ví dụ 1: Một công ty nhà hàng tự nội lực mở được 40 cái tại Vietnam, sẽ cần một đối tác xứng tầm để hiện diện ở Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu, Bắc Mỹ. Các know – how này tính bằng 10 – 20 năm nếu muốn tự làm vì sự khác biệt nhau về: Ngôn ngữ, văn hoá, pháp lý, tập quán địa phương và … con người.

Nhà đầu tư chiến lược có thể phân phối hàng hoá/SP họ đã làm ra tại thị trường mới như Vietnam và theo chiều ngược lại, cộng hưởng lợi ích để xuất khẩu hàng hoá của bạn ra các thị trường mà họ đã hiện diện.

Đôi khi các giá trị mà họ mang lại còn lớn hơn giá trị của khoản đầu tư họ đầu tư vào công ty chúng ta.

Hoặc Case Study khác:
Một công ty giải trí đứng đầu thị trường về độ lớn, chiều sâu, độ hoành tráng của quy mô sự kiện với chi phí sản xuất lên tới 1 – 1,5 Mil USD/1 show.

Sẽ cần các nhà đầu tư chiến lược ở thị trường Nhật Bản hoặc Trung Quốc để hỗ trợ mở rộng ra thị trường nước ngoài vốn cần nhiều insight và hiểu biết về xu hướng, nội dung, tâm lý, cách triển khai cho phù hợp văn hoá địa phương để mở rộng sự hiện diện các show giải trí của mình tại thị trường quốc tế.

Case Study số 3: Các công ty đã hoạt động 25 – 30 năm có doanh thu lớn nhưng không thể chuyển giao quyền lãnh đạo cho thế hệ kế cận, sẽ có xu hướng bán 51 – 70%, thậm chí bán đứt 100% cho các nhà đầu tư chiến lược này, vì họ vừa có thể tiếp tục phát triển kinh doanh, duy trì tiếng thơm của mình, mà còn có thể giúp công ty phát triển lên tầm cao mới, mình lui về nghỉ ngơi.

Nói chung về mục đích đầu tư: Chúng ta có rất nhiều kịch bản và mỗi công ty có một hiện trạng, sức khoẻ tài chính, định hướng chiến lược kinh doanh, định hướng chiến lược rút lui, đều phải cần biết cách sáng suốt lựa chọn các nhà đầu tư như thế nào cho phù hợp với giai đoạn phát triển của mình.

← Bài trước Bài sau →