Bức tranh 2024 màu gì và Doanh nghiệp nên làm gì?

Đa số các nhận định từ quỹ & chuyên gia đều cho thấy khó khăn sẽ kéo dài tới hết 2023 và chỉ có tín hiệu khởi sắc từ giữa 2024. Cụ thể

1. Tiền cạn kiệt

Rõ nhất là ngày xưa thiếu là vay bank, bạn, người thân...rất dễ giờ hỏi đâu cũng lắc đầu. Các quỹ đầu tư cũng phải siết chặt thương vụ mới. Thị trường huy động vốn đại chúng (chứng khoán, trái phiếu) thì đỏ lửa.

Như vậy cần hiểu là dù công ty bạn rất tốt thì không dễ có nguời cho vay hoặc góp vốn vào. Bạn phải sống trên nội lực chính mình trước.

2. Sức mua giảm

Khảo sát bỏ túi thì các ngành bán lẻ: thời trang, mỹ phẩm, FnB đều giảm 30% kể cả nỗ lực kích cầu. Các ngành B2B đều đứng (hoặc giảm 15%) vì các doanh nghiệp đều siết chặt chi tiêu. Xuất khẩu thì thiếu đơn trầm trọng.

Người tiêu dùng vừa đối mặt với lạm phát, vừa có nguy cơ bị cắt việc làm, vừa mệt mỏi vì biến động tiêu cực vĩ mô nên rất khó để họ hăng say mua sắm được cho tới khi mọi thứ ổn định hoặc phải có các gói kích cầu từ Chính phủ.

3. Nợ xấu tăng

Ông này nợ kéo theo ông kia chết. Tiền tắc chỗ này thì chỗ khác tắc theo. Vay không trả, gọi khoá máy, đã xem không phản hồi, trốn nợ... những doanh nghiệp làm kinh doanh sẽ đối mặt với nhiều cú domino sập như thế.

PHẢI LÀM GÌ?

Những yếu tố khách quan thì ngoài khả năng. Còn nội tại thì có thể kiểm soát. Tài chính là điều mà anh em phải đặc biệt lưu tâm lúc này (dù đa phần SME đều yếu). Một số gợi ý:

A. Lập kế hoạch dòng tiền chi tiết từng tháng. Nếu tháng nào hụt phải trả lời được vì sao và liệu tháng sau có bù được, hay sự thiếu hụt đó có nguy cơ kéo thành 1 chuỗi?

B. Cắt giảm chi phí tối đa. Có những thứ sẽ rẻ đi, ví dụ: văn phòng (rất nhiều cty trả văn phòng hoặc các toà nhà chấp nhận hạ giá). Nhà cung cấp cũng sẽ chấp nhận các điều khoản giảm giá hoặc kéo dãn công nợ. Còn mấy chuyện team building, biz trip, xe cộ, thiết bị..này nọ có thể tạm ngưng.

Lưu ý: điều này nên với các công ty đang chạy ăn chứ công ty giàu thì cứ tiêu xài đi cho xã hội được ké.

C. Ứng dụng công nghệ & siết quy trình để sàng lọc đội ngũ và nâng cao hiệu suất. Ví dụ: nhiều công ty đưa Chat GPT vào thì cắt được khá nhiều Content Junior mà vẫn tăng được chất lượng bài. Một số công ty dùng Lark suite đã đẩy được sự phối hợp lên. Một số thì giảm bớt nhân sự fulltime chuyển sang Cộng tác viên linh hoạt hơn. Mấy điều nhỏ như vậy cộng lại sẽ tạo nên hiệu quả rõ rệt.

D. Tăng cường giao lưu để hợp tác hoặc nhờ cậy. Nguồn lực từ cộng đồng lớn lắm, anh em hãy năng nổ kết nối và kêu gọi sự đồng cảm. Như hội Friends With Bussiness (FWB) trong hình gồm 50 anh em rất giỏi & khoẻ và có nhiều tri thức độc đáo thì chơi với họ sẽ ra được rất nhiều bài học đắt giá. Có những thứ không mua được bằng tiền mà phải xây dựng từ quan hệ.

Dưới đây là bộ tài liệu tổng hợp về nhận định và tâm tình từ những anh em hội Friends With Bussiness (FWB) đang kinh doanh Online/ Ecommerce như: Nguyễn Mạnh Tấn - Head Of Marketing Haravan, Tùng Giang - Founder G Investment Group, Trần Hoài Đức - Founder Bemedia,...Có những thông tin, bài học và số liệu mang tính thực tế cao.

Những topic này đều được chia sẻ trong 5 buổi livestream trong group FounderNotes-a1demy

Bộ tài liệu khoảng 100 trang tóm tắt lại tình huống và đưa ra những gợi ý để anh em thực hiện. Tất cả đều là ý kiến cá nhân, nên mang tính tham khảo.

Tài liệu không bán, anh em cứ đăng kí ở dưới đến 31/12 sẽ gửi qua mail

Anh em thấy hữu ích thì đăng kí nhé!

LINK: https://forms.gle/q1hg1r25ZNwZwvoy8

← Bài trước Bài sau →