Bàn về Thương hiệu ( Phần 1)
- Người viết: Huyền Phương lúc
- Tin tức
Bài của anh Lê Anh Tuấn khi ngồi với 1 boss bán thời trang, phân tích 1 số case thì thấy có mấy vấn đề mà anh em Ecommerce mắc phải liên quan đến thương hiệu.
Mọi người có thể tham gia group Tăng Trưởng Thực Chiến để đọc thêm các bài viết tương tự nhé. Những quan điểm và góc nhìn mọi người tham khảo nhé!
1. Không chú trọng xây thương hiệu từ đầu
Đối với mọi người, bán hàng là quan trọng nhất. Vì vậy sẽ đổ tiền cho ads, Kol, review, promotion...càng bán mạnh càng chi tiền mạnh. Lâu dần các bạn sẽ hình thành thói quen: Cứ bán được rồi tính, khách có quay lại, có sử dụng hay có feedback về Brand tốt không thì tính sau
Điều này dễ hiểu vì ai cũng cần lãi sớm, và nhiều người xuất thân sale, tech, MMO thì tập trung đúng thế mạnh cho khoẻ
Hệ quả lâu dài khi không xây dựng thương hiệu
- Cạnh tranh bằng sản phẩm: cứ phải tung mẫu mã mới, giảm giá, copy nhau
- Tiếp tục đốt tiền: vã ads, Pr, Koc...cứ có gì mới là làm, hiệu quả thì tính tiếp
- Đuối sức khi xuất hiện các đối thủ mới
Thứ mà mọi người sẽ gieo vào đầu khách hàng sau hàng triệu đô tiền marketing là: tên shop và 1 vài sản phẩm chính. Hết
2. Không có câu chuyện thương hiệu
Nhiều người cứ nghĩ làm brand là logo, tên, bảng hiệu, clip...thật ra đó là bề nổi, còn phần lõi là câu chuyện. Khi xác định được thông điệp và giá trị muốn xây dựng thì mới thể hiện được bên ngoài
Brand còn gắn với niềm tin và triết lí chúng ta gieo cho đội ngũ, đối tác, cổ đông; về điểm này bạn có thể xem case Coolmate và Gumac
Brand gắn với tư duy làm sản phẩm: ta muốn khách hàng cảm nhận và tự hào gì khi mặc quần áo. Có thể xem case Happyhow và Levents
3. Không có di sản thương hiệu
Brand là việc của nhiều năm, trải qua nhiều thăng trầm. Brand là những dấu ấn đọng sâu trong tâm trí người tiêu dùng, là tổng hoà của những chuyện rất nhỏ
Khi tư vấn cho Đồng hồ Tân Tân, 1 nhà bán lẻ từ đầu 1990, mình rất ngạc nhiên khi lượng khách cứ tới đều đặn và mua đơn hàng cực kì cao, trong khi sự hiện diện của họ ko nổi bật. Một thời gian làm mới phát hiện những giá trị vượt thời gian
Chủ shop là 1 người đã dành cả cuộc đời đi bán đồng hồ từ những năm đầu mở cửa, cùng thời với những Dn nức tiếng của Saigon sau này như Kinh Đô, PNJ, Phúc Long...hiểu biết, mối quan hệ, đam mê với ngành đồng hồ của chú là 1 di sản mà ko dễ thấy ở ông chủ nào khác. Ngay cả TGDD, PNJ sau này mở mảng đồng hồ vẫn chỉ làm được 1 phần những gì chú có vì thật khó tìm được ai đủ tầm như thế
Những cái đầu tiên: đầu tiên bán "đồng hồ chính hãng" (xưa đa phần fake), đầu tiên bảo hành 10 năm, đầu tiên đưa các brand nổi tiếng Omega/ Casio/ Bulova..về Việt Nam. Trong 22 quy luật Thương hiệu có quy luật đầu tiên, quả là đúng. Đến giờ những U50-60 đều biết Tân Tân, có người còn giữ cả phiếu bảo hành từ 20 năm
Hệ thống liền mạch và nhịp nhàng từ trên xuống dưới: từ đối tác, nhân viên, thợ, đại lý..tất cả đều phối hợp và hành xử với nhau ăn ý từ bao nhiêu năm. Việc lựa chọn cửa hàng, design bảng hiệu, trưng bày...đều đúc kết từ những trải nghiệm thành & bại mấy chục năm. Đó hẳn là 1 giá trị mà ko công nghệ nào thay thế được
Nguồn: Lê Anh Tuấn
Xem thêm:
Vì sao ai rồi cũng phải làm data?
Học được gì ở lần đầu làm ở Unicorn?
Sales Content và Marketing Content - Ranh giới nào cho các nhà sáng tạo nội dung?